| Hotline: 0983.970.780

Bệnh viêm da nổi cục bùng phát lây lan tại Bình Định

Thứ Ba 01/06/2021 , 15:32 (GMT+7)

Ngành chức năng tỉnh Bình Định vận động người chăn nuôi đại gia súc vệ sinh chuồng trại, tiêm vacxin phòng chống bệnh viêm da nổi cục nhằm ngăn ngừa lây lan.

Bệnh viêm da nổi cục đang bùng phát tại Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bệnh viêm da nổi cục đang bùng phát tại Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Bình Định, bệnh viêm da nổi cục xuất hiện ở Bình Định vào cuối tháng 4 vừa qua tại huyện Phù Cát, sau đó lây lan nhanh đến huyện Phù Mỹ, rồi lây lan thêm ở một số huyện khác trên địa bàn.

Tính đến nay, trên địa bàn Bình Định đã có 28 xã với 318 con đại gia súc mắc bệnh viêm da nổi cục. Thêm vào đó, Bình Định mới phát hiện thêm 199 con đại gia súc mắc bệnh chưa qua 21 ngày tại 16 xã trên địa bàn.

Bà Dương Thị Bé, xã Cát Thành (huyện Phù Cát) cho biết, bệnh bắt đầu xuất hiện trên đàn trâu, bò của gia đình bà vào cuối tháng 4 vừa qua. Theo bà Bé, lúc đầu bà thấy bò của mình nuôi chân đi cà nhắc, sau đó sưng tấy lên rồi trên da bắt đầu nổi cục khắp mình mẩy.

Nhiều hộ chăn nuôi đại gia súc ở xã Cát Thành cho biết thêm đây là lần đầu tiên xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại địa phương. Ngay sau khi phát hiện dịch, bà con đã khẩn cấp báo cáo cơ quan chức năng để được hướng dẫn giải pháp phòng trừ.

“Ngay sau khi phát hiện đàn gia súc bị bệnh, tôi mua chanh về chà xát lên vết viêm loét của chúng để tẩy trùng và cho bò ăn thêm một số thức ăn bổ dưỡng như trứng gà, đậu xanh, thức ăn xanh để giúp bò giảm nhiệt, thế nhưng tình trạng bệnh không suy giảm, nên sau đó tôi và bà con đã thông báo với cơ quan chức năng”, ông Võ Văn Trạng ở thôn Phú Nhơn, xã Cát Trinh (huyện Phù Cát) cho hay.

Người chăn nuôi không chăn thả đàn đại gia súc trong giai đoạn này mà cột nhốt cách ly bò bệnh riêng trong 1 ô chuồng. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Người chăn nuôi không chăn thả đàn đại gia súc trong giai đoạn này mà cột nhốt cách ly bò bệnh riêng trong 1 ô chuồng. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Định, trong số 318 con bò bị bệnh hiện đã điều trị khỏi triệu chứng 128 con, rất may là chưa xảy ra tình trạng bò chết do dịch bệnh.

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Quốc cho biết, sau khi phát hiện dịch bệnh, Chi cục đã phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ tình trạng dịch bệnh, phát hiện kịp thời, cách ly gia súc bị bệnh, nghiêm cấm việc buôn bán trâu bò bị bệnh trong vùng có bệnh.

Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Định đã hướng dẫn các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch bệnh viêm da nổi cục như: Phun thuốc sát trùng khắp các chuồng nuôi, rắc vôi bột, Cloramin B dạng bột quanh chuồng. Đặc biệt, không chăn nuôi thả rông trong giai đoạn này, đồng thời vận động hộ chăn nuôi đại gia súc thực hiện tiêm phòng cho trâu, bò.

Tăng khẩu phần thức ăn xanh cho trâu, bò để chúng được khỏe mạnh để phòng bệnh viêm da nổi cục xâm nhập. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tăng khẩu phần thức ăn xanh cho trâu, bò để chúng được khỏe mạnh để phòng bệnh viêm da nổi cục xâm nhập. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hiện tỉnh Bình Định đã mua 10.000 liều vacxin phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Định đang tiếp tục tham mưu và đề nghị mua thêm vacxin để người dân có thể tiêm phòng cho vật nuôi, tránh việc trâu bò bị chết do dịch bệnh.

“Đây là loại dịch bệnh mới xâm nhập vào địa phương nên gây khó khăn cho công tác chỉ đạo phòng chống vì dịch lây lan nhanh và nhiều, chủ yếu do côn trùng gây ra. Chi cục khuyến cáo người dân vệ sinh chuồng trại vật nuôi sạch sẽ và tiêm phòng cho gia súc, vật nuôi để đàn vật nuôi khỏe mạnh, có sức đề kháng cao đề phòng bệnh viên da nổi cục xâm nhập”, ông Nguyễn Văn Quốc, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh bình Định cho biết.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.