| Hotline: 0983.970.780

Bí ẩn xung quanh biểu tượng nhà hát Opera Garnier của Paris

Thứ Tư 17/10/2018 , 13:05 (GMT+7)

Sau gần 150 năm tồn tại, nhà hát Opera Garnier vẫn sừng sững là một biểu tượng, kiệt tác kiến trúc xa hoa, lộng lẫy bậc nhất thủ đô Paris, Pháp.

Ý tưởng về việc xây dựng nhà hát Opera Garnier được Hoàng đế Napoleon III nảy ra sau khi ông thoát chết trong một vụ tấn công bằng bom nhằm vào nhà hát opera Le Peletier ở Paris. Hoàng đế muốn một nhà hát lộng lẫy nhưng phải thật an toàn và dự án được giao cho Nam tước Georges Eugene Haussmann, tỉnh trưởng Paris, thực hiện. Rất nhanh chóng, nhà hát được chọn xây trên mảnh đất rộng 12.000m2, nằm giữa Đại lộ Capucines và phố Chaussée-d’Antin.

09-35-05_nh1
Bên ngoài nhà hát Opera Garnier ở thủ đô Paris, Pháp (Ảnh: AFP)

Năm 1860, một cuộc thi được tổ chức để tìm kiếm mẫu thiết kế ấn tượng nhất cho nhà hát Opera Garnier. Cuối cùng, chiến thắng thuộc về một kiến trúc sư trẻ, không tiếng tăm, người Paris: Charles Garnier. Sự cách tân, pha trộn tinh tế giữa nhiều phong cách kiến trúc đã làm nên nét đặc trưng cho Opera Garnier.

Được xây dựng vào năm 1861 và hoàn thành 15 năm sau đó, Opera Garnier nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự xa hoa, lộng lẫy. Thời điểm khánh thành, nhà hát Garnier sở hữu sân khấu lớn nhất thế giới lúc bấy giờ với chiều dài 49m, cao 72m và sâu 26m.

Khán phòng có sức chứa 2.200 khán giả. Những bức bích họa tráng lệ mất tới hơn một năm để hoàn thành cùng dàn đèn chùm lộng khổng lồ thành điểm nhấn cho nét xa hoa của công trình.

Nhưng bên cạnh sự hoành tráng, nhà hát Garnier còn được biết đến với những câu chuyện ly kỳ, bí ẩn xung quanh nó.

Tất cả bắt đầu từ nước. Năm 1861, các công nhân Paris nỗ lực đặt nền móng cho công trình với mong muốn có thể hoàn thành nhanh nhất nhà hát thế kỷ này. Tuy nhiên, một dòng nước tưởng như vô tận liên tục trào lên từ vùng đầm lấy vừa được dọn dẹp sạch sẽ và gây không ít trở ngại cho việc xây dựng. Sau 8 tháng, Garnier khắc phục thành công khó khăn ban đầu song từ đây, lời đồn về một chiếc hồ khổng lồ chứa đầy cá phía biên dưới công trình cũng hình thành.

Một người Paris lớn lên bên những lời đồn là cây bút Gaston Leroux. Năm 1910, ông dường như đã lấy cảm hứng từ lời đồn thổi về Opera Garnier để cho ra đời cuốn tiểu thuyết tình yêu nổi tiếng “Bóng ma trong nhà hát”. Leroux khi nằm trên giường bệnh thậm chí còn cam đoan rằng “bóng ma trong nhà hát Opera” là có thật.

Pierre Vidal, người phụ trách bảo tàng và thư viện nhà hát Garnier, quen thuộc hơn cả với những lời đồn nhưng ông phải thừa nhận rằng sự thật không ly kỳ như người ta vẫn tưởng. Theo Vidal, “chiếc hồ” thực tế là một bồn nước bằng đá lớn được đội ngũ thi công dựng lên sau những nỗ lực bất thành nhằm bơm nước khỏi vùng đầm lầy xây nhà hát.

“Áp lực nước trong bể khiến nước không dâng lên và sức nặng của bể giúp ổn định tòa nhà”, Vidal giải thích. Giờ đây, bể nước được lính cứu hỏa Paris dùng làm nơi tập bơi trong bóng tối.

Một sự việc khác truyền cảm hứng cho câu chuyện của Leroux xảy ra vào năm 1896 khi chùm đèn khổng lồ trong nhà hát Garnier rơi xuống khiến một công nhân xây dựng thiệt mạng. Leroux đã viết về sự việc trong cuốn tiểu thuyết của mình ở chi tiết kịch tính, khi Erik (bóng ma nhà hát) giết chết một khán giả bằng cách để chùm đèn rơi xuống người này giữa một màn biểu diễn, sau đó bắt cóc người tình trong mộng Christine xuống ngôi nhà dưới tầng hầm của mình.

Song sự pha trộn thực và ảo khéo léo nhất trong tiểu thuyết “Bóng ma nhà hát” có lẽ nằm ở đoạn đầu tiên, khi Leroux đề cập tới việc chôn những bản ghi âm dưới các hầm chứa của tòa nhà. Ông kể rằng trong lúc các công nhân đang chuẩn bị để biến hầm chứa thành nơi cất giữ các bản thu âm, người ta phát hiện một xác chết tại đây và đó chính là Erik.

Có thể không xác chết nào được tìm thấy nhưng việc chôn các bản thu âm thực sự đã diễn ra. Năm 1907, Công ty Gramophone niêm phong 24 bản ghi trong hai container và khóa chúng trong các hầm ngầm của nhà hát Garnier, chờ 100 năm sau mới mở ra. Năm 2007, các container được khai quật và những bản ghi được số hóa bởi công ty thu âm EMI trong một album mang tên “Les Urnes de l’Opera”.

09-35-05_nh2
Không gian bên trong nhà hát Opera Garnier (Ảnh: AFP)

Ngày nay, lịch sử của nhà hát Garnier cũng như những câu chuyện kỳ lạ xung quanh nó vẫn gây tò mò. Vidal thường xuyên nhận được các cuộc gọi hỏi rằng những câu chuyện đồn thổi có phải sự thật không.

“Chúng tôi không muốn phá vỡ những ảo mộng, nhưng chưa có bất kỳ ai nhìn thấy bóng ma trong nhà hát dù chúng tôi vẫn thường đổ lỗi cho ‘bóng ma’ như một kiểu đùa giỡn mỗi khi có chuyện gì bất thường xảy ra”, ông nói.

Tuy nhiên, có một chi tiết trong câu chuyện của Leroux vẫn phảng phất sự thật: Bồn nước dưới Opera Garnier thực tế là nơi sinh sống của một con cá trê lớn màu trắng. Nó vẫn thường được các nhân viên nhà hát cho ăn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm