| Hotline: 0983.970.780

Bi kịch gia đình mù mắt, rụng răng

Thứ Hai 18/11/2013 , 10:02 (GMT+7)

Dùng thuốc diệt muỗi để... trị sâu răng, bà Lộc rụng cả 2 hàm răng, đôi mắt mù dần. Nỗi đau chưa dừng lại đó, 4 người con sinh ra đều bị giống mẹ.

Bà Mai Thị Lộc (SN 1954, thôn Tân Lộc, Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam) bị bệnh sâu răng kéo dài, bà dùng thuốc diệt muỗi... điều trị. Kết quả, hàm răng của bà bị rụng và đôi mắt bị mù dần. Nỗi đau chưa dừng lại đó, 4 người con sinh ra đều bị giống mẹ.

Chữa sâu răng bằng thuốc độc

Chúng tôi tìm về thôn Tân Lộc, ngôi làng nằm dưới ngọn đồi cát trắng xã Tam Tiến, dân cư thưa thớt. Vậy mà khi hỏi nhà bà Lộc thì rất dễ, có lẽ gia đình bà Lộc nổi tiếng ở vùng biển nghèo này nên ai cũng biết. Họ còn bảo rằng, người dân nơi đây ban ngày đóng cửa ra sông, biển, đi làm thuê, làm ruộng… nhưng duy nhất gia đình bà Lộc có người ở nhà suốt ngày.

Quả không sai, khi tiếng xe máy của chúng tôi chạy vào sân thì từ trong nhà, bà Lộc đã lên tiếng: Ai đó? Chúng tôi liền trả lời là phóng viên. Bà Lộc liền nói: “Tui bị mù nhưng được cái tai thính lắm, đừng nói xe máy, bước chân con gà, con vịt cũng biết. Trời cướp đi đôi mắt, hàm răng nhưng để lại cho cái tai thính các chú ạ”.

Bây giờ, bà Lộc còn nhớ rất rõ tại sao mình ra nông nỗi này. Năm lên 10 tuổi, bà Lộc bị những cơn đau răng hành hạ, máu từ chân răng tứa ra khiến bà ngứa và đau nhức. Trong một lần đau như thế, nghe người ta bảo dùng thuốc diệt muỗi (có ký hiệu là DDT) ngậm sẽ khỏi, vậy là theo lời mách bảo, bà Lộc tìm loại thuốc đó để “điều trị”.

Sau lần ngậm đầu thì cơn đau thuyên giảm, rồi đến lúc đau, bà tiếp tục chữa bằng thuốc đó. Cho đến năm 14 tuổi, chứng đau răng tái phát, phần dưới chân răng có biểu hiện nhiễm trùng, lở loét. Gia đình phải vay mượn khắp nơi để đến bệnh viện điều trị nhưng không khỏi. Răng bà cứ rụng dần, mắt bị lòa.


Hàm răng của bà Lộc không còn một chiếc nào

Rồi đến năm 1975, bà nên duyên vợ chồng với người đàn ông cùng xã tên Nguyễn Duy Hùng (SN 1954). Một năm sau ngày cưới, đôi vợ chồng sinh con gái đầu lòng tên là Nguyễn Thị Nga. Hạnh phúc chưa được bao lâu thì bà Lộc bị rụng hết răng và mù hẳn. Lúc đó, vợ chồng bà khó khăn nhưng cũng chạy vạy khắp nơi vay ít tiền để cứu chữa, tuy nhiên bệnh viện nào cũng lắc đầu.


Vợ chồng bà Lộc và hai mẹ con chị Nguyễn Thị Nga

Đến năm 1981, đứa con trai thứ của bà Lộc là Nguyễn Ngọc Loan ra đời và lần lượt Nguyễn Công Thành (SN 1991) và Nguyễn Thật (SN 1993) sinh ra. Và lần lượt 4 đứa con cứ vào độ tuổi 13 - 16 tuổi thì đều rụng răng, mù mắt giống mẹ.

Hoàn cảnh khó khăn nên 4 người con của bà Lộc lần lượt  phải chống gậy tìm đường lên TP Tam Kỳ, người ra Đà Nẵng, người vào TP Hồ Chí Minh bán vé số kiếm sống qua ngày. Hiện 4 người thì chỉ có chị Nga lấy chồng ở quê còn lại 3 người tha phương cầu thực.

Đưa tấm ảnh gia đình ra cho chúng tôi xem thì 4 người con của bà mù mắt nhưng răng đầy đủ. Thấy vậy, tôi lấy thắc mắc. Bà Lộc xót xa: “Toàn răng giả hết đó chú, 4 đứa được một tổ chức tài trợ cho đi lắp răng giả, chứ vợ chồng tui tiền mô mà cho nó làm”.

Nỗi đau đã thế, vợ chồng bà nay phải nuôi một đứa cháu của người con trai gửi. Cách đây vài năm, Nguyễn Ngọc Loan, người con trai lớn của bà Lộc, lấy vợ. Đôi vợ chồng trẻ có với nhau được 1 con trai là Nguyễn Ngọc Phước. Phước năm nay đã học lớp 3. Oái ăm thay, năm ngoái, vì không chịu đựng nổi cảnh chồng mù, rặng rụng; cái nghèo, cái khổ đeo bám nên vợ Loan đã bỏ cha con anh ở lại quê nhà để đi vào TP Hồ Chí Minh làm ăn.

“Vừa rồi mẹ thằng Phước có về và dẫn theo một người bạn trai mới quen ở Sài Gòn. Nó bảo thằng Loan lên cơ quan xã viết đơn xin ly dị nhưng thằng Loan bảo cô đi đâu, quen ai cũng được miễn đừng bỏ tui và con nên thằng Loan nó không chịu ly dị”, bà Lộc ứa nước mắt kể về hoàn cảnh của con trai mình.


Bà Lộc, chị Nga bị mù cùng với người cháu

Chị Nga ngồi cạnh, nói chen lời bà Lộc: “Vợ chồng em đến với nhau cũng cái duyên nợ anh à. Chứ giờ lớn tuổi như em lại mù lòa còn rụng hết răng thế này thì biết thế nào hơn được. Em đang lo con gái em mắc chứng bệnh giống mình. Vừa rồi em có bàn với ba mẹ là để bé Nguyễn Thị Như Nguyện, con em, đưa đi khám xem thế nào nhưng không có tiền nên thôi”.

Về với vợ mù, con mù

Hôm chúng tôi đến cũng là lúc ông Nguyễn Duy Hùng, chồng bà Lộc, vừa đi cắt cỏ cho bò về. Ông Hùng liền khoe: “Gia đình tui thuộc diện hộ nghèo nên được xã cho vay 30 triệu đồng. Số tiền này tôi mua 3 con bò kiếm lời”.

Nhìn vợ, nhìn con bị như vậy chắc ông Hùng không khỏi buồn tủi. Nhưng với trách nhiệm của một trụ cột gia đình, bao nhiêu năm qua, ông Hùng vẫn ngày ngày lặn lội mưu sinh để nuôi sống cả gia đình. Ông Hùng không có nghề nghiệp ổn định, nuôi cả gia đình trông vào 2 sào ruộng khoán. Cơm chỉ có rau, nước mắm, muối trắng qua ngày. Ngày nào cũng vậy, lo cho vợ, cháu ăn xong thì ông mới bưng bát cơm không còn nóng để ăn.

Ông Hùng thật thà: “Nói thật với các chú, thấy vợ con như vậy cũng buồn lắm! Có những lúc tui cũng chán, nhưng dù thế nào thì không thể bỏ vợ con được. Đó là sự bất hạnh của gia đình, chứ không ai muốn vậy cả mà”.

Nghe ông Hùng nói với chúng tôi, bà Lộc trải lòng: “Cái số tui khổ, con cũng khổ theo nhưng được cái chồng thương vợ con chú ạ! Ông ấy mà bỏ mẹ con chắc giờ cũng xanh cỏ hết rồi. Nhưng ông không làm rứa, suốt ngày ông vất vả để nuôi 5 mẹ con tui”.


Chị Nga bị mù, rụng răng muốn đưa con đi khám nhưng hoàn cảnh khó khăn

Rồi bà Lộc kể tiếp: Giai đoạn tui bị rụng hết răng, mắt bị mù hẳn, lúc đó ông đi làm thợ xây ở xã bên cạnh có quen với một người đàn bà khác. Thực tế, người này cũng thương yêu ông Hùng lắm. Họ sống với nhau được một đứa con, năm nay đã được 26 tuổi. Lúc đó, tui cũng chẳng nói, chẳng rằng. Rứa mà ông cũng bỏ người phụ nữ đó về với mẹ con tui”.

Hỏi về chuyện này, ông Hùng tâm sự: “Con người mà chú, ai chẳng muốn mình có cuộc sống tốt đẹp. Tui gặp người phụ nữ đó ai cũng trách móc nhưng họ ở trong hoàn cảnh của tui mới hiểu được. Cũng vì một phút suy nghĩ không chín chắn nên mới ra vậy, nhưng mình không thể trở mặt với vợ mù, con mù được. Họ có trở thành quái vật thì đó vẫn là người thân của mình, làm sao bỏ rơi”.

Hiểu được tấm lòng của ông Hùng và 5 người mù, người phụ nữ kia đã động viên ông về với gia đình bà Lộc. Rồi một mình bà nuôi con khôn lớn, hiện người con của người phụ nữ đó đã lấy chồng ở Gia Lai và mới đây hai vợ chồng về nhận cha và đưa Thật (con trai của bà Lộc) lên Gia Lai để nuôi dưỡng.

+ Mấy năm về trước, bà Lộc và 4 người con được một bệnh viện lớn ở TP Hồ Chí Minh đưa vào khám để điều trị. Tuy nhiên, sau 1 tuần ở đây, các bác sĩ cho biết kết quả là không thể cứu chữa được. Sau đó, một tổ chức từ thiện đã bỏ tiền và lắp răng giả cho cả 4 người nên không còn cảnh ăn cháo thay cơm như ngày xưa.

+ Theo các nhà chuyên môn, thuốc diệt muỗi DDT là một loại hóa chất độc hại. Nó có công dụng diệt kiến, diệt muỗi và sâu bọ phá hoại mùa màng nên việc sử dụng chúng phải đặc biệt thận trọng. Con người dùng phải thuốc này liều lượng ít cũng dẫn đến tử vong, hoặc ngộ độc, ung thư, mù mắt… Những trường hợp đặc biệt sẽ để lại di chứng lâu dài, di truyền cho thế hệ sau.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm