| Hotline: 0983.970.780

Biển Đông, chúng tôi có mặt: Chuyến tác nghiệp để đời

Thứ Sáu 20/06/2014 , 13:15 (GMT+7)

Tác nghiệp ở điểm nóng Hoàng Sa, chúng tôi luôn gặp những nguy hiểm, chỉ sơ sẩy sẽ dẫn đến thương vong. Hằng ngày, chúng tôi thường xuyên đối diện tàu Trung Quốc điên cuồng bắn vòi rồng, đâm va. Đặc biệt tàu CSB - 2016 bị tàu Trung Quốc đâm va, phun vòi rồng nhiều lần.

Chuyến đi Hoàng Sa hơn 8 ngày đêm với tôi là cơ hội rất quý giá để tôi trưởng thành hơn trong nghề.

Hành động Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là vấn đề nóng hổi, dư luận trong nước và thế giới đang rất quan tâm.

Ngày 25/5/2014, tôi sẽ không bao giờ quên được. Hôm đó, tôi chạy xe máy từ Quảng Nam vào Bình Định thực hiện chuyến công tác theo chỉ đạo của Trưởng Văn phòng Đại diện Báo NNVN khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Vào 15 giờ cùng ngày, khi đi đến TX. An Nhơn, Bình Định thì Trưởng ban Phóng viên - Biên tập ngoài Tòa soạn, anh Trần Cao gọi điện: Đắc Thành sắp xếp hành lý để ngày mai ra Hoàng Sa tác nghiệp.

Nghe xong, tôi rất vô cùng sung sướng và quyết không để tuột mất cơ hội quý hiếm trong đời làm nghề. Bởi được ra Hoàng Sa và đưa tin về một sự kiện nóng không phải PV nào cũng có được.

Quá vui mừng, tôi dừng xe máy bên đường bắt xe khách quay ra Quảng Nam, thế nhưng vẫy xe gần 1 giờ đồng hồ thì xe nào cũng từ chối, bởi quãng đường ngắn, có cả xe máy nên họ không chở. Do đó, tôi chạy xe máy gần 250 km về đến Quảng Nam vào lúc 23 giờ đêm.

Trước khi tôi ra Hoàng Sa tác nghiệp, Tổng Biên tập, Phó Tổng biên Báo NNVN hết sức lo lắng về sức khỏe của tôi. Việc này tôi quá hiểu, bởi giữa biển khơi luôn đối mặt với điều kiện rất khắc nghiệt, nơi đây thường dành cho những người cao to vạm vỡ. Còn tôi thì ngược lại, nhỏ thó. Nhưng tôi hứa sẽ cố gắng để vượt qua; cuối cùng cũng được lãnh đạo đồng ý.

Thực hiện đầy đủ các thủ tục, đúng 20 giờ ngày 26/5, tôi cùng đoàn nhà báo trong nước và nước ngoài lên con tàu CSB - 2013 ra Hoàng Sa. Tiếng còi tàu cất lên, con tàu thẳng tiến về giàn khoan. Ra Hoàng Sa không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người chung một lo lắng: say sóng.

Tàu vừa chạy, chúng tôi đã phải đối mặt liên tục với những đợt sóng to. Từng con sóng ập vào mạn tàu phát ra tiếng ầm ầm, con tàu chao nghiêng. Đi chừng 10 hải lý, trong đoàn nhà báo đã có một số người bị say sóng nhưng tôi thì không. Sau 12 giờ đồng hồ trên tàu CSB - 2013, đoàn nhà báo đã có mặt trên thực địa. Bữa cơm đầu tiên trên biển thật đáng nhớ.

15-05-29_nh-3
Tàu Trung Quốc truy đuổi, sẵn sàng đâm va nhưng PV không lo sợ, vẫn hiên ngang tác nghiệp

8 ngày nhịn đói

Đây là chuyện xảy ra trong đoàn phóng viên ra Hoàng Sa tác nghiệp. Trên con tàu CSB - 2016, PV Hồng Chuyên, Báo điện tử Infonet, hơn 8 ngày không ăn một hạt cơm do say sóng.
Từ sáng ngày 27/5 - 3/6, trong 3 ngày đầu, anh chỉ có uống nước trừ bữa, còn các ngày tiếp theo uống được chút sữa, nước cháo. Dù đói, mệt nhưng PV Hồng Chuyên không bỏ sót một sự kiện nào. Mỗi khi tàu Trung Quốc tấn công, anh càng say sưa tác nghiệp. Hồng Chuyên liên tục gọi điện thoại vệ tinh về tòa soạn để có những bản tin nóng hổi.
Kết thúc chuyến công tác ở Hoàng Sa, anh bị sụt 6 kg.

Ở tàu có phòng ăn, bàn, ghế đầy đủ. Trong khi đang bưng bát cơm thì sóng vỗ chao đảo con tàu, mọi người bưng bát cơm trên tay suýt bị rơi. Thấy vậy, một chiến sĩ trên tàu “chỉ giáo”: Các anh phải ngồi ngang ghế (ghế băng) dùng chân trụ cho vững, còn không sẽ mất ăn đó!

Suốt bữa ăn ai cũng bị lắc lư theo con tàu nhưng phải cố gắng lót dạ bát cơm nhằm duy trì sức khỏe để “chiến đấu” dài ngày.

Xong bữa cơm, chúng tôi bắt đầu được chia sang các tàu khác. Tôi và ba đồng nghiệp “nhập khẩu” vào gia đình tàu CSB - 2016. Thượng úy Nguyễn Quốc Huy, Chính trị viên tàu CSB - 2016, chia sẻ kinh nghiệm: “Ở trên tàu mà ăn no thì dễ bị nôn, do đó phải ăn thành nhiều bữa: sáng, trưa, chiều, tối và đêm”.

Khi được mách bảo, tôi áp dụng ngay. Buổi sáng ăn một bát cơm, buổi trưa 2 bát, chiều thì lương khô, tối 2 bát cơm và đêm thì ăn mì tôm. Với lịch ăn như vậy, hơn 8 ngày trên biển, sức khỏe tôi vẫn giữ nguyên phong độ.

Giấc ngủ ở Hoàng Sa thường xuyên bị tỉnh giấc, lúc sóng to xuất hiện, con tàu chao nghiêng mạnh, nằm ở trên giường thì người chao đảo theo. Lật qua bên này, chuyển qua bên kia liên tục nên bị buồn nôn là khó tránh.

Tác nghiệp trên tàu tôi ít đụng đến máy tính, bởi ngồi trước màn hình khoảng 10 phút là say sóng. Càng nhìn lâu một chỗ càng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Thế nhưng không viết thì đến lúc tàu cập bờ sẽ không có bài gửi về tòa soạn, do đó, tôi cố gắng đánh máy chừng 10 phút lại chạy ra boong tàu hóng gió tránh bị say.

Tác nghiệp ở điểm nóng Hoàng Sa, chúng tôi luôn gặp những nguy hiểm, chỉ sơ sẩy sẽ dẫn đến thương vong. Đấy là những lần tàu cập mạn để di chuyển qua tàu khác, hai con tàu tiếp giáp trong trạng thái chồng chềnh, va chạm liên tục, do đó, khi qua tàu mà không cẩn thận dễ bị kẹt tay, chân.

15-05-29_nh-4
Nhà báo phỏng vấn nhà báo

Hằng ngày, chúng tôi thường xuyên đối diện tàu Trung Quốc điên cuồng bắn vòi rồng, đâm va. Đặc biệt tàu CSB - 2016 bị tàu Trung Quốc đâm va, phun vòi rồng nhiều lần. Để có những ảnh, thước phim tàu Trung Quốc tấn công thì điểm lý tưởng nhất là đứng ở boong thượng, tuy nhiên tàu Trung Quốc sẵn sàng phun vòi rồng vào người hất văng xuống biển.

Do đó, khi tàu Trung Quốc tấn công, chúng tôi thường đứng trong ca-bin tác nghiệp, ấy thế mà tàu họ chẳng buông tha. Chúng sẵn sàng chĩa thẳng vòi rồng vào cửa kính, nếu kính vỡ sẽ bắn vào người dễ gây chấn thương.

15-05-29_nh-5
Bữa ăn trên boong tàu

Ban ngày đã mệt mỏi với những cuộc tấn công điên cuồng của tàu Trung Quốc nên ban đêm chúng tôi cố gắng đi ngủ sớm giữ gìn sức khỏe, vậy mà mặt trời vừa tắt bóng, tàu Trung Quốc đã quấy phá. Ánh sáng đèn cao áp công suất lớn từ tàu Trung Quốc liên tục chiếu về phía chúng tôi.

15-05-29_nh-7
PV NNVN trên đường ra Hoàng Sa

Vất vả, mệt mỏi nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ tối đa của các chiến sĩ cảnh sát biển, chúng tôi vượt qua tất cả. Như chuyện chỗ ngủ, các chiến sĩ nhường giường cho chúng tôi nằm, còn anh em chiến sĩ nằm dưới sàn. Về khẩu phần ăn 5 bữa, mặc dù đêm khuya nhưng các anh nuôi vẫn nấu ăn cho chúng tôi ăn...

15-05-29_nh-8
Nhanh chóng chụp những khoảnh khắc

Những ngày ở Hoàng Sa, nếu không có sự chăm sóc đặc biệt đó, chắc tôi khó bám trụ đến ngày thứ 8.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm