| Hotline: 0983.970.780

Biến rơm rạ thành tiền: Chế biến thức ăn gia súc, than sinh học

Thứ Ba 09/12/2014 , 09:57 (GMT+7)

Từ những phế phụ phẩm bị coi như “rác”, “chất thải” còn sót lại trên đồng ruộng, nhưng qua những cách xử lý khác nhau đã và đang đem lại lợi ích bằng tiền cho người nông dân./ Trồng nấm, chế biến phân hữu cơ

Vì vậy việc coi rơm rạ như một nguồn nguyên liệu tái sinh để SX ra nhiều loại sản phẩm khác nhau là điều hoàn toàn thực tế.

Thức ăn cho gia súc

Để chủ động phòng chống đói rét cho trâu bò và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch, người dân có thể sử dụng rơm rạ làm thức ăn cho gia súc. Rơm, rạ có hàm lượng dinh dưỡng thấp, sau khi được chế biến bằng phương pháp ủ với urê trở thành loại thức ăn tốt giàu dinh dưỡng cho trâu và bò.

Rơm ủ có hàm lượng chất đạm cao hơn 2 lần so với rơm không chế biến. Trâu bò ăn rơm ủ urê kết hợp với chăn thả sẽ không bị gầy yếu, đến mùa xuân cày kéo khoẻ, sinh sản tốt. Chi phí chế biến rơm không nhiều, 1 trâu bò trong suốt 3 tháng chỉ cần 10 kg ure, thành tiền là 30.000 đồng.

Than sinh học

Để SX than sinh học từ rơm rạ ta dùng thùng phuy 200 lít có thành thẳng đứng làm lò đốt. Mỗi thùng lớn có tạo một cái nắp có gắn ống khói cao khoảng 1 m, phía dưới chân tạo 2 cửa nhỏ để nhóm lửa. Thùng lớn có thể chứa được 6 thùng nhỏ hơn có đường kính 20 cm và chiều cao là 30 cm.

Các thùng nhỏ này được sử dụng để nhồi rơm vào trong và được bịt kín bằng nắp thùng có khoan lỗ để thoát khí. Tiến hành sắp xếp các thùng nhỏ vào trong thùng lớn và xen các vật liệu rơm và trấu xung quanh sau đó nhóm lửa và chờ đến khi quá trình cháy kết thúc, để nguội sau đó lấy sản phẩm than sinh học ra ngoài.

Than sinh học được mệnh danh là “vàng đen” vì những ứng dụng của nó trong nông nghiệp và môi trường. Hàm lượng carbon cao cùng với độ xốp tự nhiên của than sinh học giúp đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng, đồng thời bảo vệ các loại vi khuẩn sống trong đất, chống lại tác động xấu của thời tiết, xói mòn đất đồng thời làm tăng năng suất cây trồng.

Than sinh học sử dụng khá hiệu quả, với 7.000 đ/1 kg có thể nấu nướng thời gian kéo dài đến 2 giờ mà lại không nguy hiểm như ga hoặc phải chịu mùi khó chịu như than thông thường.

Đóng bánh thành nhiên liệu

Tại đồng bằng sông Cửu Long, lúa thường được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Rơm sẽ được xếp thành dãy sau khi thu hoạch. Điều này thuận lợi cho việc sử dụng máy thu gom rơm. Máy bao gồm một guồng rơm dùng để di chuyển rơm vào buồng máy, tại đây rơm được cắt nhỏ và được cuộn tròn nhờ các con lăn và dây đai. Sản phẩm cuối cùng là những cuộn rơm hình trụ.

Đóng bánh rơm không những đã làm tăng giá trị dinh dưỡng của rơm, tăng thời gian bảo quản, thuận tiện khi bảo quản do chiếm ít diện tích mà còn làm tăng khả năng tăng trọng của bò thịt, giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi. Giá thành SX 1 kg rơm đóng bánh dao động trong khoảng 450 - 750 đồng, trong khi đó giá bán bình quân là 1.800 - 2.000 đ/kg.

(Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp)

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm