| Hotline: 0983.970.780

Bình Định cầu cứu trung ương

Thứ Sáu 15/11/2013 , 23:07 (GMT+7)

Từ 17h ngày 15/11, chuông điện thoại của Ban chỉ huy PCLB-TKCN huyện Tây Sơn cứ vài phút là reo réo 1 lần. Réo suốt đêm.

Từ 17h ngày 15/11, chuông điện thoại của Ban chỉ huy PCLB-TKCN huyện Tây Sơn cứ vài phút là reo réo 1 lần. Réo suốt đêm. Đó là những cuộc điện từ các cơ sở gọi về xin phương tiện đến cứu dân thoát khỏi mực nước lũ ngày càng dâng cao.


Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Thị Thu Hà vừa khóc vừa gọi điện kêu cứu trung ương trong đêm 15/11.

Tại cầu Bàu Sen thuộc thị trấn Phú Phong Hai người đàn ông và 1 chiếc xe chiến thắng đang tắt máy, mắc kẹt giữa cầu, chiếc xe bập bềnh trong nước lũ, mực nước thì đang dâng rất nhanh.

Hai người đàn ông kia dù đã leo lên mui xe ngồi rồi, nhưng sợ không thể tránh khỏi cái chết do lũ cuốn nên gọi điện về UBND huyện cầu cứu.

UBND huyện Tây Sơn liền điều 1 chiếc ca nô đi cứu hộ. Tiếp đến 3 người dân ở thôn Tả Giang 2 (xã Tây Giang) cũng đang “đu” trên nóc nhà tránh lũ, UBND xã này phải gọi điện xin huyện cho phương tiện cứu hộ.

Ông Dương Đông Phong (1974) ở khối Phú Xuân (thị trấn Phú Phong) cùng vợ và đứa con trai cũng đã phải dỡ nóc nhà leo lên nơi cao nhất để tránh lũ, nhưng nước ngày càng dâng cao, anh cán bộ cơ sở phải đích thân đến UBND huyện kêu cứu hộ cho người dân địa phương mình.

Còn ở xóm Đông xã Tây Giang đang có đến 30 người đã ngồi trên nóc nhà, cán bộ cơ sở lại gọi điện về UBND huyện xin phương tiện cứu hộ.

Bà Nguyễn Thị Thống, Phó chánh văn phòng UBND huyện Tây Sơn đã rơi nước mắt khi nhận cuộc điện thoại kêu cứu của 1 hộ dân đang có 1 cụ già ở xã Tây Phú đã không còn sức để đu trên nóc nhà cần cứu hộ gấp, thế phải nói lời động viên chứ các phương tiện cứu hộ đã đi làm nhiệm vụ hết.

Đáng quan ngại nhất là hiện có hơn 200 học sinh và người dân đã sơ tán đến cơ quan huyện Đoàn, nhưng nơi này cũng đang bị lũ uy hiếp nên cũng cần đưa đến nơi an toàn mới.

Đó chỉ là 1 số đơn cử. Tiếng chuông điện thoại cầu cứu ngày càng dày. Người cần cứu hộ có khắp 15 xã, thị trấn. Điều động hết cỡ nhưng tại huyện Tây Sơn chỉ có 4 chiếc ca nô, trong khi người dân bị nước lũ uy hiếp ngày càng nhiều.

Tỉnh Bình Định phải điều thêm 3 chiếc khác từ TP Quy Nhơn lên tiếp cứu.

Ca nô ứng cứu chưa chở đến nơi mà tình hình ngày càng thêm bức bách.

Sau khi đi thị sát nắm bắt tình hình, bà Trần Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, thảng thốt cho biết: “Tây Sơn đang là điểm nóng nhất trong cơn lũ này tại Bình Định. Hiện trên toàn địa bàn huyện này có đến 10.000 người dân đang trong tình trạng nguy cấp do lũ uy hiếp, cần phải di dời khẩn cấp. Trong khi phương tiện thì thiếu thốn nghiêm trọng”.

Ông Tạ Xuân Chánh, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, đã điều động toàn bộ lực lượng, nơi nào ca nô không vào được thì lực lượng cứu hộ mang áo phao lội đến tận nơi để sơ tán dân. Đến 20 giờ ngày 15/11, hầu như toàn bộ huyện Tây Sơn đã bị lũ nhấn chìm, nhiều điểm dân cư nước đã ngập gần lút nhà, phương cách mang áo phao đi sơ tán dân không còn hiệu lực.

Trước tình cảnh này, bà Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Thị Thu Hà nói như khóc: “Bây giờ chỉ còn biết kêu cứu trung ương viện trợ phương tiện cứu hộ bằng máy bay thì may ra mới có thể cứu được hàng chục ngàn người dân thoát khỏi cơn lũ quá dữ này”.

Theo dự báo, trong đêm 15/11, khu vực tỉnh Bình Định tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Mực nước lũ trên các sông trong tỉnh tiếp tục dao động ở mức cao; mực nước lũ hạ lưu các sông tiếp tục lên nhanh, lên trên báo động 3.

Ngoài ra hiện nay mực nước thủy triều hiện nay cũng đang lên nhanh, đỉnh triều đạt 1,9m vào lúc 20 - 21h giờ đêm, do đó tình hình ngập lụt sẽ ngàng càng nghiêm trọng hơn.

Xem thêm
Xuất khẩu nông sản 4 tháng đạt hơn 19 tỷ USD

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, do có sự chuẩn bị, dự báo chính xác nên 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt hơn 19 tỷ USD (tăng hơn 23%).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.