| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Dè dặt trồng hoa cúc vụ tết

Thứ Năm 29/10/2020 , 10:36 (GMT+7)

Năm nay, người trồng cúc bán tết ở Bình Định không dám trồng số lượng nhiều như những năm trước đây, bởi lo nhiều bất thuận sẽ khiến sức tiêu thụ yếu đi…

Những ngày cuối tháng 10, do ảnh hưởng nhiều cơn bão liên hoàn nên Bình Định thường xuyên xảy ra mưa. Mưa không lớn nhưng dầm dề, bầu trời âm u cả ngày. Trời đã buồn, người trồng cúc bán tết ở đây còn buồn hơn. Bởi, cúc đã trồng xuống rồi mà lòng cứ lo không biết tết năm nay có tiêu thụ được không. Đã thế, cúc lại phát sinh bệnh vàng lá nên người trồng còn thêm nỗi lo cây ra hoa không đúng dịp tết.

Năm nay số lượng cúc trồng để bán vào dịp tết ở Bình Định giảm 1 nửa số lượng. Ảnh Vũ Đình Thung.

Năm nay số lượng cúc trồng để bán vào dịp tết ở Bình Định giảm 1 nửa số lượng. Ảnh Vũ Đình Thung.

Chị Nguyễn Thị Thanh (45 tuổi) ở khối Vĩnh Liêm, phường Bình Định (TX An Nhơn, Bình Định) cho biết, chỉ trồng 200 chậu cúc, giảm 1 nửa số lượng so năm ngoái. Năm ngoái, loại cúc trồng trong chậu có vành 50cm chị Thanh bán sỉ được 300.000-320.000 đ/chậu, thương lái mua cả vườn. Nhà vườn nào bán sỉ thì trúng giá, còn thương lái mua sỉ bán lẻ hầu hết đều bị “bể”, do sức mua rất yếu, đến ngày cuối năm mà cúc còn ê hề.

“Năm ngoái không có dịch dã, dân tình làm ăn suôn sẻ mà cúc đã ế như vậy, không biết năm nay thương lái có còn mua mạnh nữa không”, chị Thanh lo lắng.

Ở TX An Nhơn, riêng làng cúc Vĩnh Liêm (phường Bình Định) hàng năm trồng đến cả 15.000 chậu để bán tết, thế nhưng năm nay lo “cúc ế” nên số lượng trồng đã giảm đến 1 nửa.

Năm nay người trồng cúc bán tết ở Bình Định vừa chăm cúc vừa lo lắng cúc ế do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Năm nay người trồng cúc bán tết ở Bình Định vừa chăm cúc vừa lo lắng cúc ế do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Tương tự, nông dân chuyên trồng hoa cúc bán tết ở huyện Tuy Phước tại các làng hoa Bình Lâm (xã Phước Hòa), Tú Thủy (xã Phước Hiệp), An Cửu, Biểu Chánh (xã Phước Hưng) cũng trồng số lượng ít hẳn đi. Ông Nguyễn Muộn (64 tuổi), người chuyên trồng hoa cúc bán tết ở làng hoa Bình Lâm, chia sẻ: “Năm ngoái gia đình tôi trồng xấp xỉ 1.000 chậu cúc pha lê, nhưng nay giảm còn 200 chậu”.

Theo ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, nghề trồng hoa cúc tết đem lại nguồn thu nhập khá cho nông dân địa phương. Năm nay bà con ngại dịch Covid-19 nên chỉ trồng 80.000 chậu, giảm trên 20.000 chậu so với năm ngoái. Tổ hội nghề nghiệp trồng hoa cúc tết tại thôn An Cửu và Biểu Chánh (xã Phước Hưng) cũng chỉ trồng 30.000 chậu, giảm 10.000 chậu.

Toàn huyện Tuy Phước hiện có 379 hộ chuyên trồng hoa cúc bán tết, lượng hoa cúc trồng cho vụ hoa Tết Nguyên đán sắp tới ước chừng 113.000 chậu, giảm 30.000 chậu so vụ tết năm ngoái.

Chị Thanh với những chậu cúc của mình đang bị bệnh vàng lá. Ảnh Vũ Đình Thung.

Chị Thanh với những chậu cúc của mình đang bị bệnh vàng lá. Ảnh Vũ Đình Thung.

Không chỉ lo về thị trường, người trồng cúc năm nay còn lo cây cúc ra hoa không đúng dịp tết do bệnh phát sinh và thời tiết bất thuận. Chị Nguyễn Thị Thanh (45 tuổi) ở khối Vĩnh Liêm, phường Bình Định (TX An Nhơn) than thở: “Cũng như mọi năm tôi lấy giống cúc ở Đà Lạt. Cứ vào tháng 5 âm lịch là tôi gọi điện cho bạn hàng ở Đà Lạt đặt hàng để họ ươm giống, mỗi cây giống có giá 200đ. Không biết có phải do giống đã bị thoái hóa hay không mà 200 chậu cúc tôi trồng năm nay đều bị bệnh vàng lá. Thêm vào đó, mưa kéo dài, những chậu cúc thường xuyên bị úng nước. Đến tết mà cây không có hoa thì kể như công cốc, chẳng ai thèm mua. Tính từ khi trồng đến khi bán mỗi chậu cúc có tổng chi phí đến 150.000đ, tiền vốn trồng 200 chậu cúc mất đến 30 triệu đồng chứ ít đâu”.

“Cúc tết năm ngoái hầu hết đều bị thương lái đập chậu nhổ hoa về cắt bán bông cành, nhiều người bỏ luôn cúc ở bãi “bỏ của chạy lấy người”. Năm ngoái các thương lái đều lỗ “chỏng chân”, bởi ngoài mất tiền vốn đầu tư, còn mất tiền thuê bãi. Ở An Nhơn thuê 1 lô có giá hơn 1 triệu chứ thuê ở thành phố Quy Nhơn phải hơn 10 triệu. Năm nay hầu hết người trồng đều xác định nếu thương lái không mua thì phải thuê bãi bán”, anh Võ Lộc (57 tuổi) ở phường Bình Định (TX An Nhơn) chuyên mua sỉ hoa cúc mang đi bán lẻ, chia sẻ.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất