| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Thắng lợi trong “cuộc chiến” chống rầy

Thứ Sáu 19/03/2010 , 10:47 (GMT+7)

Tưởng chừng như hơn 12.000 ha lúa ĐX trên chân 3 vụ tại Bình Định đã bị rầy “nuốt chửng”, thế nhưng những diện tích này đã vượt qua được dịch rầy bình yên, hiện đã được thu hoạch trong không khí thắng lợi.

Tưởng chừng như hơn 12.000 ha lúa ĐX trên chân 3 vụ tại Bình Định đã bị rầy “nuốt chửng”, thế nhưng những diện tích này đã vượt qua được dịch rầy bình yên, hiện đã được thu hoạch trong không khí thắng lợi. Hơn 35.000 ha lúa trên chân 2 vụ chuẩn bị vào chắc, ngậm sữa cũng đang khống chế được dịch rầy tấn công.

Ông Kiều Văn Cang - Chi cục phó Chi cục BVTV Bình Định cho biết: “Rầy bắt đầu tấn công lúa đông xuân trên chân 3 vụ tại Bình Định bắt đầu từ ngày 4 kéo dài đến ngày 28/2. Trong thời gian này đã có 26.500 ha lúa bị nhiễm rầy, trong đó có 5.661 ha bị nhiễm nhẹ; 6.339 ha có mật độ rầy trung bình và 14.500 ha bị nhiễm rầy mật độ cao, rầy tấn công nặng nhất trên chân lúa 3 vụ. Nông dân có ruộng SX chân 3 vụ cứ ngỡ đã bị “trắng tay” trong vụ ĐX này, thế nhưng nhờ có thuốc hỗ trợ của Chính phủ nên chúng tôi đã kịp thời dập dịch, đang thu hoạch an toàn. Đây là lần đầu tiên ngành BVTV Bình Định diệt rầy bằng cách pha trộn 2 loại thuốc Bassa 50 EC và Sutin 5EC và hiệu quả cho thật mỹ mãn”.

Thôn Vân Tường thuộc HTXNN Bình Hòa 2, xã Bình Hòa (Tây Sơn - Bình Định), nơi mà cùng thời gian này năm trước, đồng ruộng ở đây bị cháy rầy đến mất mùa nghiêm trọng. Vụ đông xuân năm nay, thôn Vân Tường cũng là nơi bị rầy tấn công dữ dội nhất. Ông Lê Văn Nghiêm - Phó chủ nhiệm HTXNN Bình Hòa 2 cho biết: “Năm ngoái chúng tôi cũng triển khai công tác chống rầy rất mạnh nhưng hiệu quả cho kém vì đa số nông dân dùng thuốc chưa đúng, có đám ruộng bơm đến 3-4 lần thuốc mà rầy vẫn sống nhởn nhơ. Năm nay nhờ hỗn hợp thuốc Bassa 50 EC và Sutin 5EC do Chính phủ hỗ trợ nên dù đồng ruộng ở đây bị rầy tấn công nặng hơn năm ngoái nhưng cây lúa ở đây đã được cứu, nếu không thì đến giờ này bà con thôn Vân Tường lấy đâu ra cái không khí thu hoạch phấn khởi thế này”.

Ông Nghiêm hào hứng minh họa về hiệu quả của cách diệt rầy mới: “Mỗi ha lúa tôi pha trộn 2 lít thuốc Bassa 50 EC và 1 lít thuốc Sutin 5 EC. Để bơm cho 1 sào lúa (500m2), chúng tôi pha thuốc với 32 lít nước. Khi phun thuốc diệt rầy phải giữ cho mực nước trong ruộng cao từ 3cm trở lên và phải phun kỹ, đưa béc phun từ giữa thân cây lúa trở xuống. Nếu tuân thủ đúng như vậy thì sau khi phun thuốc 1 ngày sẽ diệt được 60% rầy, đến ngày thứ 3 thì lũ rầy từ tuổi 3 đến trưởng thành đều bị tiêu diệt đến hơn 90%”.

Ông Kiều Văn Cang - Chi cục phó Chi cục BVTV Bình Định giải thích về hiệu quả của hỗn hợp thuốc: “Bassa là nhóm thuốc có tác dụng tiếp xúc nhanh, sẽ diệt nhanh lũ rầy ngay sau khi phun. Còn thuốc Sutin có tác dụng nội hấp, lưu dẫn sẽ phát huy tác dụng sau thuốc Bassa, lũ rầy sẽ tiếp tục bị diệt vào những ngày sau nên dù những diện tích lúa chân 3 vụ đã bị rầy tấn công mạnh nhưng đã được giải cứu kịp thời”.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.