| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thứ Ba 06/10/2020 , 10:06 (GMT+7)

Nhằm chủ động ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm, tỉnh Bình Phước vừa ban hành Công văn số 3248 về triển khai 'Tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường'.

Theo đó, đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn, nhà máy ấp trứng, nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh. Đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô nhỏ và vừa, cơ sở giết mổ động vật tập trung tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của Ủy ban nhân dân cấp xã và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện.

Các hộ chăn nuôi heo tại tỉnh Bình Phước chủ động phòng chống dịch. Ảnh: Trần Trung.

Các hộ chăn nuôi heo tại tỉnh Bình Phước chủ động phòng chống dịch. Ảnh: Trần Trung.

Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức các đội phun thuốc tiêu độc khử trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ có buôn bán động vật sống, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, kinh phí nhà nước chi trả.

Hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, nhà nước hỗ trợ thực hiện phun xịt tiêu độc khử trùng 1 lần/tháng. Còn đối với chợ buôn bán, kinh phí nhà nước đảm bảo thực hiện phun xịt tiêu độc khử trùng 30 ngày/tháng. Việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa... do chủ hộ thực hiện.

Ủy ban nhân dân các xã biên giới chỉ đạo bố trí hố sát trùng tại khu vực đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn quản lý. Tại cửa khẩu biên giới, Ban quản lý cửa khẩu bố trí hố sát trùng, đồng thời tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua các cửa khẩu.

Hộ chăn nuôi heo tại tỉnh Bình Phước tiêu độc khử trùng chống dịch. Ảnh: Trần Trung.

Hộ chăn nuôi heo tại tỉnh Bình Phước tiêu độc khử trùng chống dịch. Ảnh: Trần Trung.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Huỳnh Anh Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y; các chương trình, kế hoạch và các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; đặc biệt chú trọng công tác rà soát, tiêm phòng cho đàn vật nuôi, chủ động giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các ổ dịch khi mới phát hiện ở phạm vi hẹp; báo cáo dịch bệnh; thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Theo báo cáo của Sở NN – PTNT Bình Phước, 9 tháng năm 2020 tổng  đàn trâu tỉnh này hiện có 13.370 con, tăng 1,76% so cùng kỳ; đàn bò 39.036 con, tăng 4,99% so cùng kỳ; đàn heo 1.010.000 con, tăng 18,72% so cùng kỳ; đàn gia cầm 7.850 ngàn con, tăng 12,3% so cùng kỳ. Nhìn chung, tình hình chăn nuôi tại Bình Phước duy trì ổn định, công tác kiểm soát dịch được thực hiện tốt. 

  • Tags:
Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.