| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT ban hành công điện khẩn về phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

Thứ Ba 08/09/2020 , 17:47 (GMT+7)

Ngày 8/9, Bộ NN-PTNT ban hành công điện khẩn về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh cúm gia cầm.

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, từ đầu năm 2020 đến nay, tổng cộng đã có 67 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) xảy ra tại 67 xã, 45 huyện của 24 tỉnh, thành phố; số ổ dịch tăng gấp 2 lần, số gia cầm buộc tiêu hủy tăng gấp 3 lần. Hiện nay, trên phạm vi cả nước có 10 ổ dịch phát sinh tại 9 tỉnh, thành phố có ổ dịch CGC nhưng chưa qua 21 ngày.

Hiện nay, trên phạm vi cả nước có 10 ổ dịch CGC phát sinh tại 9 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. 

Hiện nay, trên phạm vi cả nước có 10 ổ dịch CGC phát sinh tại 9 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. 

Nhận định nguy cơ dịch CGC lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao. Tổng đàn gia cầm hiện nay rất lớn, đạt gần 500 triệu con, mật độ chăn nuôi cao. Tỷ lệ gia cầm được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm đạt thấp, nhất là đối với các đàn gia cầm nhỏ lẻ tại các hộ chăn nuôi. Kết quả chủ động lấy mẫu giám sát cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút cúm A/H5N1 và A/H5N6 là rất cao, cá biệt có nơi tỷ lệ lưu hành trên 13% (trong 100 mẫu gia cầm xét nghiệm có 13 mẫu dương tính với vi rút cúm). Điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi, mưa nhiều, chuyển lạnh tại các tỉnh phía Bắc. Nhu cầu vận chuyển, tiêu thụ trong các tháng cuối năm tăng cao và giết mổ nhỏ lẻ còn rất phổ biến.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh CGC kịp thời và có hiệu quả, Bộ NN-PTNTđề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh CGC theo đúng quy định của Luật thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với địa phương có ổ dịch CGC nhưng chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh CGC tái phát, lây lan diện rộng.

Rà soát, tổ chức tiêm vắc xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và thuộc đối tượng tiêm phòng; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng (lưu ý: hiện nay có đủ số lượng và chủng loại vắc xin CGC bảo đảm chất lượng và phòng bệnh có hiệu quả).

Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất; tổ chức tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, sát trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Tổ chức triển khai chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh CGC để kịp thời cảnh báo, xử lý, tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, dương tính với vi rút CGC, chủng A/H5N1 và A/H5N6.

Chỉ đạo các lực lượng của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389 địa phương) tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.

Dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và lây lan trên diện rộng. Ảnh: Nguyên Huân.

Dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và lây lan trên diện rộng. Ảnh: Nguyên Huân.

Đối với các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN - PTNT

Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục tổ chức các đoàn đến các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện; chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp phòng, chống dịch bệnh; khẩn trương tổ chức giám sát, cảnh báo và kịp thời hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh CGC.

Cục Chăn nuôiTrung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức thành lập các đoàn công tác đến các địa phương đôn đốc, hướng dẫn cụ thể các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh phòng dịch.

Bộ NN- PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp của địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện, kịp thời thông báo về Bộ NN - PTNT để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh.

Xem thêm
Mua heo không được lại gần chuồng xem heo

BÌNH ĐỊNH Một thợ chuyên mua heo thịt tại Bình Định chia sẻ, hiện người dân không còn cho thương lái vào chuồng như trước để tránh lây lan dịch bệnh từ ngoài vào trang trại.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.