| Hotline: 0983.970.780

Bộ Giáo dục-Đào tạo đã bỏ lỡ 'thời gian vàng'

Thứ Hai 06/04/2020 , 05:30 (GMT+7)

Điều đáng tiếc nhất là Bộ đã không chủ động tập huấn trực tuyến cho giáo viên suốt hơn 2 tháng vừa qua - khi mà các nhà trường gần như đang nghỉ dạy.

Việc xảy ra dịch Covid 19 đã khiến hầu hết kế hoạch dạy và học của ngành GD- ĐT bị đảo lộn.

Việc xảy ra dịch Covid 19 đã khiến hầu hết kế hoạch dạy và học của ngành GD- ĐT bị đảo lộn.

Để chuẩn bị cho việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới thì những ngày tháng 1/2020 vừa qua Bộ GD- ĐT đã tiến hành tập huấn đội ngũ cốt cán trên toàn quốc có vẻ rầm rộ nhưng nghỉ Tết xong, dịch bệnh xảy ra nên gần như mọi thứ bị đóng băng.  

Việc mà ngành giáo dục, các địa phương, các nhà xuất bản làm được là mở các cuộc hội thảo về sách giáo khoa, các trường học lựa chọn sách giáo khoa mà thôi.

Việc tập huấn cho giáo viên gần như bị bỏ ngỏ… nhưng đây mới là vấn đề cốt yếu nhất cho việc thay đổi chương trình lần này. Bởi, theo lộ trình, năm học 2020-2021 tới đây Bộ sẽ triển khai thực hiện giảng dạy chương trình mới ở lớp 1.

Bị động trong việc tập huấn đại trà cho giáo viên?

Nhìn lại việc tập huấn của Bộ GD- ĐT vừa qua, chúng ta mới thấy chỉ dừng lại ở một số module của Chương trình tổng thể cho đội ngũ lãnh đạo Sở, Phòng, Ban giám hiệu nhà trường với một số ít cán bộ cốt cán ở các trường học.

Giáo viên trực tiếp đứng lớp gần như vẫn chưa được tập huấn về chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là chương trình môn học.

Trong khi, chủ trương của Bộ ở lần thay đổi chương trình mới này là sẽ tập huấn cho giáo viên bằng 2 hình thức là trực tiếp và tập huấn qua mạng internet. Vậy nhưng, suốt hai tháng qua giáo viên nghỉ ở nhà, thời gian quá lý tưởng để Bộ triển khai tập huấn trực tuyến cho giáo viên thì việc này đã không xảy ra.

Nếu Bộ không tận dụng khoảng thời gian này thì bao giờ Bộ có thể triển khai tập huấn trực tuyến hiệu quả hơn? Khi học sinh vào học trở lại, giáo viên sẽ phải đối mặt với muôn vàn công việc giảng dạy trên lớp, vận động học sinh trở lại lớp, chấm bài, hồ sơ sổ sách, thao giảng, hội giảng…để hoàn thành năm học thì còn đâu thời gian để ngồi nghe mà tiếp thu tập huấn trực tuyến của Bộ?

Rõ ràng, “thời gian vàng” để tập huấn trực tuyến về chương trình mới thì Bộ GD- ĐT đã đang bỏ qua một cách đáng tiếc và chắc chắn không bao giờ có được quỹ thời gian lý tưởng như bây giờ!

Bởi, theo điều chỉnh khung năm thời gian năm học 2019-2020 lần thứ 2 vừa qua thì năm học này sẽ kết thúc vào ngày 15/7 tới đây, thời gian nghỉ hè cũng chỉ gói gọn trong vòng 1 tháng trời.

Nếu như lúc ấy Bộ mới tiến hành tập huấn cho giáo viên thì có lẽ đã quá muộn màng, rất khó để giáo viên lĩnh hội hết được tinh thần đổi mới, cùng các phương pháp tiếp cận, nội dung thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông mới lần này.

Vì cứ theo cách tập huấn lâu nay thì Bộ triển khai cho Sở, Sở triển khai cho Phòng, Phòng triển khai đại trà cho giáo viên. Qua nhiều nấc, nhiều công đoạn thì đương nhiên sẽ phải qua nhiều kế hoạch, nhiều thời gian chuẩn bị, chờ đợi…

Một tháng hè thử hỏi giáo viên sẽ nắm được gì, lĩnh hội được gì để bắt đầu cho việc giảng dạy chương trình mới ở trên lớp? Một khi mà giáo viên chưa nắm kỹ về nội dung, phương pháp và tinh thần thay đổi lần này là “chương trình” mới là pháp lệnh, còn sách giáo khoa chỉ là kênh tham khảo thì việc thay đổi lần này chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn.

Bộ Giáo dục- Đào tạo cần phải nhanh, chủ động hơn

Thời gian qua, đã có ý kiến là nên lùi thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới bởi nếu áp dụng vào năm học tới thì sẽ khó khăn vô cùng. Vậy nên, nếu Bộ vẫn quyết tâm thực hiện đưa chương trình mới của lớp 1 giảng dạy vào năm học tới thì đòi hỏi Bộ và các Sở GD- ĐT phải quyết tâm và nhanh chóng hơn.

Thứ nhất, căn cứ vào tình hình thực tế thì có lẽ trong tháng 4 này, cấp Tiểu học trên cả nước cũng khó có thể đi học trở lại vì tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Dù cập rập nhưng Bộ nên mở các lớp tập huấn trực tuyến về chương trình giáo dục mới cho giáo viên Tiểu học, nhất là đội ngũ dạy lớp 1.

Thứ hai, các nhà trường, các địa phương cần nhanh chóng thông báo cho giáo viên biết trường mình là đã lựa chọn bộ sách giáo khoa nào để giáo viên có những định hướng cho riêng mình. Đồng thời, các nhà trường cũng cần thiết mua một số sách giáo khoa để giáo viên tham khảo, tìm hiểu dần.

Trong tháng 4/2020 này 100% các trường chưa mở cửa nên chương trình giảng dạy càng bị lùi sâu hơn

Trong tháng 4/2020 này 100% các trường chưa mở cửa nên chương trình giảng dạy càng bị lùi sâu hơn

Thứ ba, ngay sau khi năm học kết thúc thì lãnh đạo ngành giáo dục tổ chức tập huấn trực tiếp cho giáo viên Tiểu học. Thời gian dịp hè quá ít, nếu ngành giáo dục không chủ động trong các kế hoạch sẽ dẫn đến sự bị động cho giáo viên khi bước vào năm học.

Lần thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới lần này, Bộ đã có thời gian chuẩn bị trong nhiều năm trời, được những người trong cuộc đánh giá là hay hơn hẳn các chương trình trước đây.

Vậy nhưng, khi triển khai ở các đơn vị mà không phát huy được hiệu quả thì đó là một điều đáng tiếc và muốn thực hiện được tốt thì phải chuẩn bị tốt cho giáo viên- những người sẽ trực tiếp vận hành, sáng tạo cho chương trình, sách giáo khoa mới.

Thế nhưng, nhìn những bước đi về tập huận huấn cho giáo viên trong thời gian qua đến thời điểm hiện tại và nhìn cả cho các tháng còn lại của năm học này đang khiến cho nhiều người băn khoăn. Điều đáng tiếc nhất là Bộ đã không chủ động tập huấn trực tuyến cho giáo viên suốt hơn 2 tháng vừa qua- khi mà các nhà trường gần như đang nghỉ dạy.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất