| Hotline: 0983.970.780

Bón NPK-S Lâm Thao tăng năng suất cà rốt

Thứ Tư 24/09/2014 , 08:13 (GMT+7)

Cây cà rốt có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên ưu thích đất phù sa hơi chua đến trung tính với pH 5,5-7, tơi xốp.

1. Tên gọi, nguồn gốc và đặc điểm sinh trưởng

Cây cà rốt có tên khoa học là Daucus carota var. sativa thuộc họ Hoa tán Umbelliferae.

Cà rốt được trồng đầu tiên ở Afghanistan và sau đó mở rộng ra 10 – 12 nước ở phía Đông vùng Địa Trung Hải, rồi chuyển ra phía Tây khoảng 14 – 15 nước châu Âu.

Cây cà rốt được sử dụng từ lâu, đầu tiên được coi là cây thuốc, mãi cho đến những năm đầu thế kỷ XX mới được sử dụng làm cây thực phẩm. Cà rốt nổi tiếng vì là nguồn dồi dào vitamin A, hàm lượng vitamin B1, C và B2 cũng rất khá.

Cà rốt là cây rau ăn củ, năng suất củ giảm mạnh nếu giai đoạn phình củ thiếu nước. Chịu lạnh, thích hợp nhiệt độ 16 – 210C, tuy nhiên có thể chịu được nhiệt độ cao, 25 - 270C, ở nhiệt độ thích hợp củ phát triển to, nhiệt độ cao thì củ bé. Nhiệt độ trên 270C hoặc thấp dưới 150C thì củ nhỏ, xù xì, màu đỏ nhạt, hàm lượng vitamin A trong củ thấp.

2. Yêu cầu đất, chất dinh dưỡng

Cây cà rốt có rễ và củ đều nằm dưới đất, do vậy đất trồng cà rốt phải được làm đất tơi xốp ít nhất ở độ sâu 0 - 20 - > 25 cm, lên luống cao. Cây cà rốt có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên ưu thích đất phù sa hơi chua đến trung tính với pH 5,5-7, tơi xốp.

Nếu trồng trên đất nhẹ, cát và các hạt thô nhiều thì hình thù của củ sẽ biến dạng, méo mó. Nếu trồng trên đất quá nặng (hàm lượng sét quá cao) thì có chiều hướng cây ra nhiều lá, khó ra củ. Để tạo năng suất như trong SX, cây cà rốt lấy đi từ đất lượng đạm thuộc loại nhiều (chia làm 5 nhóm rau, cây cà rốt ở nhóm đầu), kali va lân thuộc loại trung bình thấp (nhóm thứ 3 của 4 nhóm).

3. Thời vụ trồng

Vùng cao Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai) có thể trồng cà rốt quanh năm. Đồng bằng Bắc bộ có thể trồng cà rốt từ vụ thu - đông - xuân, gieo tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12, 1, 2 để thu hoạch tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4, 5. Có 3 thời vụ gieo trồng cây cà rốt:

- Vụ sớm: gieo tháng 7, tháng 8 thì thu hoạch tháng 10, tháng 11.

- Vụ chính: gieo tháng 9 – 10 thì thu hoạch tháng 12 và tháng 1 năm sau.

- Vụ muộn: gieo tháng 1 – 2 thì thu hoạch tháng 4 và 5. 

4. Làm đất, mật độ trồng

Cà rốt là cây gieo trồng liền chân (không có giai đoạn vườn ươm rồi trồng), cần lượng hạt là 4 - 5 kg/ha (140 - 180 gr/sào Bắc bộ 360 m2 ), nếu kỹ thuật gieo tốt thì lượng hạt có thể ít hơn.

Đất cần được cày, cuốc sâu, làm đất kỹ. Lên luống cao 20 – 25 cm, mặt luống rộng 1,2 - 1,5 m. Rải đều phân lót trên mặt luống, trộn đều với đất, xong rải lớp đất mỏng trên bề mặt rồi mới gieo. Gieo xong nên phủ 1 lớp rạ lên trên rồi tưới nước đủ ấm. Tưới nước hàng ngày cho đến khi cây mọc.

+ Tỉa định vị cây 1 - 2 lần: Khi cây 5 - 8 cm và 12 - 15 cm để định vị khoảng cách cây 10 -12 x 20 cm tương ứng mật độ 310.000 - 375.000 cây/ha (11.000 – 13.500 cây/sào Bắc bộ). Nếu kỹ thuật gieo tốt thì chỉ cần tỉa 1 lần.

5. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây cà rốt

Loại phân

Bón lót

Bón thúc lần 1

Bón thúc lần 2

Kg/sào Bắc bộ (360 m2 )

Phân chuồng

550-750

 

 

NPK-S 5.10.3-8

32-36

 

 

NPK-S 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.12-14

 

11-13

11-13

 

Kg/ha

Phân chuồng

15.000-20.000

 

 

NPK-S 5.10.3-8

900-1.000

 

 

NPK-S 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.12-14

 

300-350

300-350

 

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.