| Hotline: 0983.970.780

Bón phân cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Thứ Sáu 30/10/2020 , 08:38 (GMT+7)

Bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật để cho sầu riêng ra hoa, đậu trái sai, thì cung cấp dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn mang trái có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Sau khi ra hoa và đậu trái, cây sầu riêng bắt đầu chuyển sang giai đoạn nuôi trái. Theo các nhà vườn miền Tây Nam Bộ thì giai đoạn nuôi trái của cây sầu riêng trong khoảng thời gian gần 4 tháng, tính từ lúc trái còn non đến khi trái chín. Đây là thời kỳ rất quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của vụ mùa.

Nếu nhà vườn nào không có kỹ thuật chăm sóc tốt sầu riêng, cung cấp dinh dưỡng và nguồn nước không đầy đủ thì cây sẽ bị hiện tượng rụng trái non, giảm năng suất. Việc cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ và phù hợp cho cây sầu riêng trong thời kỳ mang trái rất quan trọng.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng hiệu quả cho cây ăn trái. Ảnh: Phan Nam.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng hiệu quả cho cây ăn trái. Ảnh: Phan Nam.

Kinh nghiệm đúc kết của hầu hết nhà vườn trồng sầu riêng lâu năm là bón phân cho cây sầu riêng trong thời kỳ mang trái là không được tùy tiện, mà phải tuân theo 3 giai đoạn sinh trưởng cơ bản của trái:

* Trước tiên là cung cấp phân NPK cân bằng, hay bà con quen gọi là NPK 3 số như NPK Đầu Trâu 16-16-16 hay NPK 15-15-15 lúc trái sầu riêng bằng quả cam, tức sau khi xả nhị từ 30 đến 40 ngày, để giúp tăng độ phì của trái.

* Tiếp đó, bước sang giai đoạn trái khoảng 60 ngày tuổi, tiếp tục bón phân NPK có tỉ lệ đạm, kali cao để tạo bộ khung và màu xanh đặc trưng cho trái.

* Đến giai đoạn trái khoảng 90 ngày tuổi, lúc này trái có trọng lượng từ 1,5 đến 2 kg. Khi này trái tích lũy tinh bột và ổn định chất lượng. Ngoài việc bón phân NPK chuyên dùng phù hợp thì cần cung cấp thêm các nguyên tố trung, vi lượng để giúp cho bộ lá của cây quang hợp tốt hơn. Chú ý, cung cấp các dưỡng chất cân đối với hàm lượng kali cao để giúp cây vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm cho phẩm chất trái tốt hơn.

Theo các nhà khoa học, với sầu riêng, trong suốt thời kỳ phát triển của trái có rất nhiều yếu tố tác động vào, có khả năng làm rối loạn sinh lý của trái, làm cho trái bị sượng, ảnh hưởng chất lượng và giá bán. Nguyên nhân sượng trái sầu riêng chủ yếu là do trong thời kỳ cây nuôi trái nhà vườn đã bón thừa phân đạm, kích thích cây ra lá non gây nên sự cạnh tranh dinh dưỡng; hoặc do bón phân có nhiều chất Clor… làm cho trái phát triển kém.

Ngoài ra, cũng có trường hợp do cung cấp dinh dưỡng cho cây không cân đối, thiếu Canxi và Magiê, hoặc do sâu bệnh hại cũng có thể làm cho trái bị sượng, phẩm chất kém.

Để khắc phục hiện tượng sầu riêng bị sượng trái, yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải chăm sóc cho cây khỏe mạnh. Kế tiếp là trong giai đoạn cây mang trái phải bón phân, tưới nước đầy đủ, đồng thời phòng trừ sâu bệnh hại tốt.

Cụ thể, với phân bón gốc: Cây sầu riêng cần nhiều kali, và các chất trung, vi lượng, đặc biệt là giai đoạn trái trưởng thành và chín. Bón đủ kali và trung, vi lượng sẽ làm cho cơm có màu vàng đậm, vị ngọt hơn. Nhà vườn nên sử dụng phân chuyên dùng cho cây ăn trái với thành phần kali trong phân bón là kali sunfat.

Giai đoạn 1 tháng sau đậu trái, bón phân có tỷ lệ NPK 4:3:1 như Đầu Trâu NPK 20-15-5+TE, lượng bón từ 1-3 kg/cây; Giai đoạn tiếp theo, sau đậu trái khoảng 80-90 ngày, khi cơm sầu riêng bắt đầu phát triển thì sử dụng Đầu Trâu Nuôi Trái có công thức NPK 14-7-21+TE hoặc NPK 15-5-20+TE, tùy theo cây lớn hay nhỏ và năng suất trái nhiều hay ít, mà gia giảm lượng bón từ 3-4 kg/gốc.

Giai đoạn này cũng cần nên phun phân bón qua lá có chứa Bo ở thời kì 15 - 20 ngày sau khi đậu trái, có thể dùng phân bón lá Đầu Trâu MK 15 – 5 – 40 hoặc Đầu Trâu Kali.Bo để hạn chế hiện tượng cháy múi do thiếu chất Bo.

Các nhà khoa học đặc biệt lưu ý nhà vườn, hiện tượng trái sầu riêng bị sượng thường xảy ra vào khoảng 12 tuần sau khi đậu trái. Vì vậy, khi cây đậu trái được 20 ngày cần bón phân và tưới nước đầy đủ để cây có đủ dinh dưỡng nuôi trái. Không nên sử dụng chất kích thích sinh trưởng, mà chỉ có thể sử dụng các sản phẩm có chứa canxi và magiê. Nên tỉa bỏ bớt trái nhỏ, trái bị dị dạng hoặc những chùm trái quá nhiều. Ở giai đoạn trái chín, cần thu hoạch trái đúng độ chín, nên nhúng trái nhanh vào dung dịch ethephon (hay còn gọi là đất đèn) ở nồng độ 0,2% để kích thích trái chín đều.

Xem thêm
Phân bón Đầu Trâu cải thiện chất lượng đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên

Phân bón Bình Điền xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên để sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, tăng thu nhập nhà nông.

Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?