| Hotline: 0983.970.780

Bột quế - thảo mộc quý trên đất Bình Liêu

Thứ Bảy 20/07/2019 , 17:17 (GMT+7)

Được chế biến từ 100% quế tự nhiên, sản phẩm bột quế Tuệ Lâm không chỉ là một gia vị thông dụng mà còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe... 

Đây là một sản phẩm mới của HTX Thảo mộc Tuệ Lâm (Bình Liêu, Quảng Ninh) được người tiêu dùng đánh giá cao.

Chia sẻ về ý tưởng sản phẩm, chị Nình Thị Hằng, phụ trách cơ sở sản xuất, chia sẻ: Từ lâu, cây quế đã trở thành cây trồng quen thuộc, một trong những đặc sản của vùng đất Bình Liêu này với vùng trồng quế rộng lớn, được khai thác 2 vụ/năm, sản lượng đạt khoảng 160 - 200 tấn vỏ khô/năm, chất lượng sản phẩm được đánh giá rất cao. Trong dân gian, quế cũng là một trong 4 vị thuốc quý được người dân ở đây dùng chữa bệnh hiệu quả cũng như nguyên liệu cho mỹ phẩm làm đẹp và gia vị trong thực phẩm.

Vỏ quế bóc từ phần thân cây quế, nguyên liệu đầu vào tốt tạo nên sản phẩm chất lượng. Ảnh: La Lành

Thế nhưng, vỏ quế thường được người dân ở đây xuất thô nên giá trị kinh tế không cao. Nhằm gia tăng giá trị cây quế địa phương, tạo ra những sản phẩm mang nét đặc trưng, chúng tôi đã dày công nghiên cứu đưa ra thị trường sản phẩm bột quế, sản xuất từ 100% quế nguyên chất.

Từ ý tưởng này, đầu năm 2017, đơn vị bắt đầu nghiên cứu, đi học tập kinh nghiệm và tiến hành sản xuất để đúc rút chuẩn hóa công thức, quy trình sản xuất cho sản phẩm.

Theo đó, để có một sản phẩm bột quế đảm bảo chất lượng đòi hỏi nhà sản xuất phải chuẩn bị kỹ lưỡng ở tất cả các khâu, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào. Đó là quế tươi, được đơn vị lựa chọn ở các vùng trồng quế tập trung có tiếng ở Bình Liêu như xã Vô Ngại, Hoành Mô, Đồng Văn... Quế tươi sau khi lựa chọn được đưa về làm sạch, phơi khô ráo rồi đưa đi nghiền, lọc kỹ thành bột mịn thành phẩm.

"Các khâu này đều phải tiến hành cẩn thận, tuân thủ quy trình kĩ thuật chặt chẽ. Trong đó, khâu chọn và xử lý nguyên liệu là quan trọng nhất, ảnh hưởng đến chất lượng bột quế. Theo đó, nguyên liệu là vỏ quế tươi, được bóc ra từ thân cây quế, nơi có vỏ dày, chất lượng tốt nhất, lượng tinh dầu nhiều nhất...

Vỏ quế được cạo lớp vỏ sần ngoài cùng để có màu đẹp, thường phải đạt độ dày khoảng 5mm, không lẫn tạp chất. Sau khi phơi khô ráo ở dạng cuộn hoặc thanh, vỏ quế tiếp tục đưa vào sấy cho tới khi đạt độ ẩm khoảng 12%.

Thao tác này giúp cho quế khô vừa đủ để dễ nghiền mịn, đồng thời giữ được tinh dầu và hương thơm đặc trưng từ chất cinnamaldehyde ở vỏ quế. Bột quế được nghiền mịn bằng máy nghiền, lọc kỹ rồi đóng gói bảo quản trong hộp thủy tinh..." - chị Nình Thị Hằng chia sẻ bí quyết sản xuất bột quế của đơn vị.

“Trong thời gian tới, chúng tôi dự định sẽ đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử, tham gia các sàn thương mại; giới thiệu sản phẩm tại các sự kiện quảng bá xúc tiến của tỉnh", chị Nình Thị Hằng chia sẻ về định hướng phát triển sản phẩm trong tương lai.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đơn vị đã đầu tư chuẩn hóa quy trình sản xuất, trang sắm máy nghiền quế... Đây là sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm là trong tỉnh, Hà Nội và các tỉnh thành toàn quốc. Hiện sản lượng sản xuất của đơn vị vào khoảng 1,5 tấn bột/năm.

Sản phẩm bột quế Tuệ Lâm có màu vàng nâu, mùi thơm đặc trưng, không lẫn tạp chất, cay, ngọt, có chất lượng tốt hơn hẳn so với bột từ vỏ vụn, vỏ quế mỏng hay chưa cạo lớp vỏ ngoài cùng.

Ngoài sử dụng thông dụng như một loại gia vị cho chế biến thực phẩm, làm bánh hoặc pha chế đồ uống, bột quế Tuệ Lâm còn dùng như vị thuốc điều trị bệnh và làm đẹp với tác dụng nổi bật, như: Giảm cân, trắng da, trị mụn, hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 2, tốt cho người bị tim mạch, giúp tăng trí nhớ, bổ não, giúp loại bỏ các triệu chứng căng thẳng, stress, hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp, tốt cho hệ tiêu hoá, giảm đau đầu…

Báo Quảng Ninh

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.