| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch vùng trồng quế và hệ thống các cơ sở chế biến quế

Thứ Hai 08/07/2019 , 09:03 (GMT+7)

Vừa qua, Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức Hội thảo rà soát, đánh giá hiệu quả thực hiện Quy hoạch vùng trồng quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2025.

Tham dự Hội thảo có đại diện ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, Sở NN-PTNT các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái và một số Sở, ban, ngành, UBND huyện, xã, các DN, HTX, cơ sở và đơn vị liên quan của tỉnh Lào Cai.

Lợi nhuận kinh tế từ cây quế bình quân 30 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 1,5 lần so với cây gỗ khác như mỡ, keo…

Mặc dù quế là cây bản địa, được trồng từ lâu tại Việt Nam nhưng ngành SX quế hiện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Đối với trồng, khai thác quế, lao động chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc ít người, chưa có đầu tư lớn vì vậy năng suất và chất lượng chưa cao nên chưa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Chưa có nhiều các DN chế biến quế thành các sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu mà chủ yếu là sơ chế và bán quế thô.

Năm 2015, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Quy hoạch vùng trồng cây quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2025. Qua 5 năm thực hiện, cây quế đã mang lại hiệu quả, tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân tỉnh Lào Cai, chuyển dịch căn bản cơ cấu cây trồng lâm nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên việc SX quế cũng bộ lộ nhiều khó khăn như năng suất không cao, sâu bệnh, chế biến...

Để có cơ sở chỉ đạo và quản lý hiệu quả, phát triển diện tích quế ổn định bền vững, hướng tới xây dựng thương hiệu quế quốc gia cho cây quế Lào Cai, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, đánh giá hiệu quả quy hoạch vùng quế và hệ thống cơ sở chế biến. Cây quế được quy hoạch trồng thành vùng tại 50 xã thuộc 4 huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà và Văn Bàn với tổng diện tích quy hoạch là 25.000ha quế.

Rà soát đến hết tháng 5/2019 thì diện tích cây quế của tỉnh Lào Cai đã đạt 26.651ha (vượt 1.651ha so với quy hoạch), tăng số xã trồng (vượt 66 xã so với quy hoạch). Người trồng cây quế không chỉ có người Dao, Tày như trước đây mà đã mở rộng sang người Kinh, Mông, Nùng… Trên địa bàn tỉnh đã có 2 NM sản xuất tinh dầu quế, 4 cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ quế. Lợi nhuận kinh tế từ cây quế bình quân 30 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 1,5 lần so với cây gỗ khác như mỡ, keo…

Các đại biểu đã tập trung thảo luận, tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm về xác định các giống quế và phân tích hàm lượng tinh dầu quế tại tỉnh Lào Cai; Kinh nghiệm triển khai quy hoạch vùng trồng quế; Việc phát triển cây quế tại địa phương, giá trị kinh tế mang lại cho người dân; Doanh nghiệp chia sẻ về kết quả hoạt động kinh doanh ngành hàng quế - cơ hội, thách thức, đề xuất, kiến nghị.

Hội thảo cũng tổ chức lấy ý kiến đại biểu về 5 nhóm vấn đề liên quan gồm: Chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây quế; Kinh nghiệm, bài học kỹ thuật canh tác cây quế, giá trị kinh tế cây quế so với các cây lâm nghiệp khác; Cơ chế chính sách; Giống và phòng trừ sâu bệnh hại; Xây dựng thương hiệu quế (chứng nhận quế hữu cơ, chỉ dẫn địa lý, thương hiệu quế quốc gia).

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.