| Hotline: 0983.970.780

Bữa sáng quan trọng thế nào?

Chủ Nhật 25/07/2021 , 09:10 (GMT+7)

Bữa sáng khởi động quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo và cung cấp năng lượng. Vì vậy, một bữa sáng khoa học và đủ chất rất quan trọng đối với cơ thể.

Bữa sáng có tác động đáng kể đến cách cơ thể hoạt động trong suốt thời gian còn lại trong ngày. Ảnh minh họa.

Bữa sáng có tác động đáng kể đến cách cơ thể hoạt động trong suốt thời gian còn lại trong ngày. Ảnh minh họa.

Đừng bỏ bữa sáng!

Vì vội vã hay có thể vì thói quen nên nhiều người thường bỏ bữa ăn sáng. Đặc biệt, trong giai đoạn nhiều nơi giãn cách xã hội, lịch sinh hoạt, làm việc và học tập của các gia đình bị đảo lộn nên thói quen ăn sáng nhiều khi cũng bị lơ là. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thậm chí còn quan trọng hơn các bữa ăn khác. Bữa sáng đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ, vì cơ thể đang phát triển của trẻ cần các chất dinh dưỡng và nhiên liệu. Hầu hết trẻ em không nhận được đủ tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết nếu chỉ ăn bữa trưa và bữa tối.

Những gì bạn ăn sáng có tác động đáng kể đến cách cơ thể hoạt động trong suốt thời gian còn lại trong ngày. Một bữa ăn sáng lành mạnh không chỉ quan trọng cho việc duy trì trọng lượng khỏe mạnh mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết để hoạt động hiệu quả.

Bữa sáng cũng đóng một vai trò quan trọng trong cách hoạt động của bộ não. Não là một cơ quan phức tạp đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để hoạt động tốt nhất. Bỏ qua bữa ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Đặc biệt người có bữa ăn sáng lành mạnh như ít calo nhiều chất xơ còn sở hữu một làn da trẻ khỏe, hệ tiêu hóa tốt.

Bữa sáng cũng cho bạn cơ hội nhận được một số vitamin và chất dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh. Nếu bạn không ăn sáng, bạn khó có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, chúng ta cần biết rằng, bữa sáng cũng có tác dụng tạo dựng những thói quen tốt để xây dựng lối sống lành mạnh hơn.

Bữa sáng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần ăn nhẹ một thứ gì đó trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy. Tốt nhất là chuẩn bị một bữa sáng với hỗn hợp các loại thực phẩm có carbohydrate, protein, chất béo lành mạnh và chất xơ. Nên tránh ăn đồ chiên, xào, đồ ngọt, chất béo vào buổi sáng có thể gây ra đầy bụng, khó tiêu.

Một số loại thực phẩm tốt cho bữa sáng: Ngũ cốc nguyên hạt: bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc có ít nhất 5g chất xơ và không quá 5g đường; Sữa chua: Sữa chua hoặc sữa chua nguyên chất có thêm ít đường; Trứng thêm rau để bổ sung chất dinh dưỡng; Trái cây; Hạt: thêm hạt lanh, hạt chia hoặc hạt băm nhỏ vào bột yến mạch hoặc sữa chua, bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân trên bánh mì nguyên hạt với táo thái lát hoặc chuối; Bơ: Thử trên bánh mì ngũ cốc nguyên hạt với trứng hoặc lát cà chua. 

Bỏ bữa sáng có thể gây bép phì. Ảnh minh họa

Bỏ bữa sáng có thể gây bép phì. Ảnh minh họa

Tác hại khi thường xuyên bỏ bữa sáng

Mất cân bằng dinh dưỡng, giảm sức đề kháng: Bỏ bữa sáng sẽ khiến nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức. Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến giờ trưa bạn sẽ bị huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần, khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

Gây viêm đường tiêu hóa: Không ăn sáng, nhịn đói lâu sẽ khiến axit dạ dày tiết ra gây kích thích dạ dày, hình thành vết thương loét. Khi vết loét để quá lâu hoặc bị tổn thương nhiều lần dễ dẫn đến tình trạng viêm hang vị, thậm chí viêm loét dạ dày tá tràng.

Gây béo phì: Buổi sáng không ăn sẽ khiến trưa và tối phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng. Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều, dẫn tới béo phì.

Hạ đường huyết: Thói quen bỏ bữa sáng có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp, khiến bệnh nhân bị các triệu chứng như chóng mặt, xanh xao, run rẩy, tim đập nhanh và khó thở.

Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc: Bụng đói cồn cào, dạ dày co bóp nhiều sẽ làm bạn không tập trung được vào công việc. 

Nhịn ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch mãn tính. Ảnh minh họa

Nhịn ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch mãn tính. Ảnh minh họa

Gây hại cho tim mạch: Nhịn ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch mãn tính, bao gồm đột quỵ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bỏ bữa sáng bị tăng 27% nguy cơ kéo dài cơn đau tim so với những người ăn sáng đầy đủ.

Suy giảm khả năng miễn dịch: Thời gian nhịn ăn có thể gây ra một số thiệt hại cho tế bào, do đó cơ thể cần được cung cấp thức ăn thường xuyên để giúp tế bào miễn dịch khỏe mạnh hơn, hạn chế nhiễm trùng và chống lại các tế bào gây bệnh.

Mức độ trào ngược axit tăng: Cơ thể sẽ giải phóng axít trong dạ dày để tiêu hóa khi đói và cần thêm nhiên liệu. Nếu không ăn sáng, axít này sẽ không thể xử lý thức ăn mà trào ngược lên các khu vực lân cận như dạ dày, ống dẫn thức ăn và tim.

Nhức đầu, chóng mặt: Não thiếu nhiên liệu như glucose sẽ giảm hoạt động của tế bào não, khiến bạn cảm thấy đau đầu và chóng mặt.

Gây ra chứng hôi miệng: Hơi thở có mùi vào buổi sáng là trạng thái bình thường, tuy nhiên tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn không ăn sáng vì không thể kích thích enzyme hoạt động để loại bỏ mùi hôi.

3 loại nước lọc không uống vào buổi sáng

Nước lọc đá: Uống nước đá vào buổi sáng rất hại, vì sau khi ngủ dậy, cơ thể chưa hoạt động bình thường, việc lập tức uống nước lạnh sẽ gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Uống nước đá vào buổi sáng có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, gây đau họng, viêm thanh quản, viêm phế quản.

Nước lọc đun sôi lâu ngày: Nước dù đã đun nhưng để lâu thì vẫn có thể nhiễm khuẩn. Hơn nữa, nước đun sôi nhiều lần có thể làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, làm mất oxy và một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Nước chỉ nên đun sôi một lần và nên uống trong vòng 24 giờ.

Nước lọc pha muối: Nước lọc hòa một chút muối được coi là thức uống có tác dụng khử trùng tốt. Tuy nhiên, không nên uống nước muối vào sáng sớm bởi chế độ ăn nhiều muối có thể gây cao huyết áp, tổn thương thận... Hơn nữa, nếu uống nước muối khi mới thức dậy sẽ khiến thực quản, niêm mạc dạ dày bị tác động, lâu ngày gây viêm loét.

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, nên uống 200-300ml nước lọc để làm sạch ruột và làm loãng máu, đánh thức cơ thể tỉnh táo hơn. Tốt nhất, nên uống nước ấm 40 độ C.

(Kiến thức gia đình số 29)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.