| Hotline: 0983.970.780

Bùng phát dịch lở mồm long móng tại Quảng Trị

Thứ Sáu 22/11/2019 , 11:10 (GMT+7)

Trong khi dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa chấm dứt tại tỉnh Quảng Trị thì người chăn nuôi của địa phương này chịu thêm cú thiệt hại “kép” khi bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc bùng phát trên diện rộng.

Huyện Vĩnh Linh là địa phương đầu tiên xuất hiện dịch LMLM đầu tiên ở Quảng Trị. Theo đó, ngày 13/10, gia đình bà Hồ Thị Hương, ở bản 1, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh phát hiện số trâu bò của gia đình có biểu hiện của bệnh LMLM sau khi nhận bò từ dự án giảm nghèo bền vững.

Bà Hương cho biết, gia đình có 4 con trâu bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, nhiều hộ dân khác trong bản cũng bị lây bệnh. Thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Linh cho thấy, chỉ tính riêng tại xã Vĩnh Ô đã có 5/8 bản có trâu bò bị nhiễm bệnh LMLM với số lượng trên 70 con.

Phun tiêu độc khử trùng để phòng bệnh cho đàn gia súc.

Còn tại huyện Gio Linh, tính đến nay, toàn huyện có 6 xã gồm: Vĩnh Trường, Linh Thượng, Gio Phong, Gio Mỹ, Trung Hải, Gio An có gia súc mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM) với 202 con. Theo đó, bệnh bùng phát từ cuối tháng 10/2019 ở một số thôn như Bến Tắt (xã Vĩnh Trường), Gia Môn (xã Gio Phong), Phước Thị (xã Gio Mỹ), Động Dôn (xã Linh Thượng). Hầu hết, bệnh LMLM bùng phát tại chỗ trên đàn trâu, bò.

Ông Phan Văn Nghi, Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho biết, trước diễn biến phức tạp của bệnh LMLM, UBND huyện đã gửi công văn yêu cầu tất cả các địa phương trên địa bàn, các phòng, ban chuyên môn khẩn trương, tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM để hạn chế lây lan. Ngành chức năng cũng tăng cường khuyến cáo người dân chủ động phối hợp với cán bộ thú y, chính quyền địa phương phòng, chống bệnh; khi có trâu, bò phát bệnh cần khẩn trương báo với chính quyền địa phương để kịp thời xử lý, hạn chế lây lan trên diện rộng.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị, tính đến ngày 3/11 đã có 1.018 con trâu, bò của 359 hộ dân trên địa bàn 55 thôn, 22 xã của 6 huyện gồm: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa, Triệu Phong được cơ quan chuyên môn phát hiện mắc bệnh.

Cũng theo nhận định của cơ quan chuyên môn, phần lớn các ổ dịch đều tái phát tại chỗ, do virus LMLM type O gây ra. Ông Đào Văn An, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay dịch LMLM trên địa bàn tỉnh đang diễn biến hết sức phức tạp. Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh có thể do các chủng vi rút gây bệnh nguy hiểm cho gia súc vẫn còn lưu hành rộng rãi trong môi trường, trong đàn vật nuôi.

Ngoài ra, với đặc thù mộ số địa bàn miền núi, người dân quen với tập quán chăn nuôi thả rông, khó trong công tác quản lý, thời tiết thay đổi, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch LMLM trên đàn gia súc là rất lớn.

Thêm nguyên nhân nữa, do trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn nên ngành và các địa phương tập trung nhân vật lực để chống dịch nên công tác tiêm phòng bệnh LMLM có phần lơ là. Đến nay, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin trên đàn gia súc của địa phương khá thấp so với kế hoạch, chỉ đạt 58,4% tổng đàn. Trong khi đàn trâu bò ở nhiều địa phương đã hết miễn dịch do chưa được tiêm vắc xin phòng chống bệnh LMLM.

Theo số liệu từ ngành nông nghiệp Quảng Trị, hiện nay tổng đàn trâu bò trong toàn tỉnh là hơn 93.000 con. Trước tình hình bệnh LMLM tiếp tục xảy ra trong năm 2019, nhất là trong thời điểm giao mùa hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành công văn yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường công tác phòng chống bệnh LMLM trên gia súc.

Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ tỉnh 25 nghìn lít hóa chất phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và bệnh lở mồm long móng, gồm 15 nghìn lít Han Iodine 10% và 10 nghìn lít Benkocid.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn 532 con trâu bò bị bệnh LMLM đang trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, nhiều xã, thị trấn có gia súc mắc bệnh LMLM hiện vẫn chưa qua 21 ngày. Do vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, tác hại và cách phòng, chống bệnh LMLM...

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm