| Hotline: 0983.970.780

Bước đột phá ở Cẩm Tú

Thứ Tư 27/02/2013 , 09:33 (GMT+7)

Quá trình xây dựng NTM ở xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) được triển khai từ 11/7/2012, thế nhưng đến nay, trong 19 tiêu chí NTM, Cẩm Tú đã hoàn thành 10 tiêu chí.

Quá trình xây dựng NTM ở xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) được triển khai từ 11/7/2012, thế nhưng đến nay, trong 19 tiêu chí NTM, Cẩm Tú đã hoàn thành 10 tiêu chí.

Ông Nguyễn Văn Thê, Phó Chủ tịch UBND xã, người trực tiếp phụ trách vấn đề này cho biết: Cẩm Tú là một trong 4 xã đầu tiên của huyện được chọn làm thí điểm xây dựng NTM. Ngay sau khi bắt tay xây dựng, Ban chỉ đạo xã đã phân chia nhiệm vụ, mục tiêu. Cẩm Tú phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành xây dựng NTM.

Để người dân nắm rõ nhiệm vụ xây dựng NTM, từ ngày đầu chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, đặc biệt là tập huấn cho bà con nhằm gắn liền giữa lý luận đi kèm thực tiễn. Tổ chức các phong trào phát động toàn dân tham gia xây dựng NTM như Hội thi “Phụ nữ chung tay xây dựng NTM”, hội thi “Kiến thức nhà nông năm 2012" của Hội Nông dân.

Ông Thê lo lắng, để thực hiện tốt cùng lúc các vấn đề trên tương đối là khó khăn. Cẩm Tú là xã thuần nông nên công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn chậm phát triển. Sau khi phân tích đánh giá xã đã nhận thấy rằng, trước hết cần phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Do đó, yêu tố hàng đầu của xã là tập trung xây dựng các công trình giao thông liên thôn, nội thôn, nội đồng. Đặc biệt chú trọng đến việc kiên cố hóa kênh mương. Đây là cơ sở cho việc hướng nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, đưa máy móc vào phục vụ SXNN một cách thuận lợi nhất.


Làm đường GTNT tại Cẩm Tú

Bên cạnh đó, xã cũng cho thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, để đôn đốc nhiệm vụ. Chỉ trong vòng 8 tháng, với tổng số vốn ban đầu là 17,4 tỉ đồng. Trong đó, nhân dân hiến đất thổ cư, đất SXNN, cây cối với trị giá là 1,27 tỉ đồng, xã dùng vào việc và hoàn thành được 10/19 tiêu chí. Cụ thể: Điện làm mới 2 trạm biến áp ở thôn Thái Sơn và Bắc Sơn, thay mới đường dây cho thôn Cẩm Hoa, Thuần Lương, Lương Thành, Bình Xuyên. Nâng cấp và xây mới trường tiểu học; cấp xe thu gom rác và hỗ trợ 600.000 đồng cho các hộ xây nhà vệ sinh ở 14 thôn. Đồng loạt bê tông hóa đường làng ngõ xóm trong toàn xã...

Dù thời gian ngắn nhưng sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi. Điển hình nhất là số hộ nghèo năm 2012 từ 16% đã giảm xuống 10% năm 2013. Nông nghiệp trước kia chủ yếu làm được hai vụ chiêm xuân và vụ mùa, thì giờ đây làm thêm được vụ đông.

Về công nghiệp thì Cty May Hồ Gươm được xây dựng trên địa bàn của xã năm 2010. Cho đến nay đã giải quyết công việc cho hơn 300 công nhân, trong đó có 230 lao động trong xã, với mức lương trung bình từ 3 - 4 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, còn quy hoạch đất để xây dựng Cty Tre Lạc Việt.

“Đồng bộ với nông nghiệp và công nghiệp thì xã cũng đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp. Vừa qua tỉnh cũng đã phê duyệt dự án đầu tư chuyển hóa rừng giống lim xanh tại xã. Quy mô đầu tư là 20 ha, tổng mức đầu tư 331 triệu đồng, thời gian thực hiện trong vòng hai năm. Mục đích là chăm sóc cây lim già, ươm và nhân rộng giống lim ra các vùng lân cận. Vây quanh hàng rào thép gai bên ngoài để bảo vệ rừng”, ông Thê cho hay.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.