| Hotline: 0983.970.780

Ca bệnh chưa từng có trong y văn: Cây tăm nằm trong tim nam thanh niên

Thứ Tư 15/07/2020 , 17:06 (GMT+7)

Ngày 15/7, TS.BS Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức - Phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) thông tin về trường hợp hy hữu khi cây tăm chui lọt vào tim bệnh nhân...

TS.BS Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức - Phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) kiểm tra vết thương cho bệnh nhân. Ảnh: Nguyễn Thủy.

TS.BS Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức - Phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) kiểm tra vết thương cho bệnh nhân. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hơn một tháng trước, nam bệnh nhân Đ.V.P. (29 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk) sốt cao liên tục kèm mệt mỏi, được gia đình đưa đi khám tại bệnh viện tỉnh và được chẩn đoán sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, theo dõi hở van tim, theo dõi viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

Tại đây, P. được điều trị kháng sinh, hạ sốt nhưng không giảm và được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) ngày 6/6.

Các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy cho nam bệnh nhân cấy máu, kết quả phát hiện P. bị nhiễm nấm, nhiễm trùng trong cơ thể.

Hình ảnh các lỗ thủng trên van ba lá. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Hình ảnh các lỗ thủng trên van ba lá. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

“Kết quả CT-Scan sọ não và các vị trí khác không ghi nhận được ổ nhiễm trùng nào, trong khi đó kết quả CT-Scan ngực có cản quang cũng không ghi nhận được dị vật do dị vật không cản quang. Chỉ đến khi siêu âm tim mới phát hiện hình ảnh một dị vật hình que trong buồng tim cắm vào vách tim và lá van”, bác sĩ Nguyễn Thái An chia sẻ.

Ngay sau đó, các bác sĩ chẩn đoán, P. bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng do dị vật thất phải, nhiễm nấm máu. Do đó, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy dị vật thất phải, kháng nấm, làm sạch ổ sùi, ổ áp xe ở vách liên thất, đồng thời sửa van 3 lá cho bệnh nhân.

Cây tăm được lấy ra ngoài có hình nhọn hai đầu còn nguyên vẹn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Cây tăm được lấy ra ngoài có hình nhọn hai đầu còn nguyên vẹn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Sau phẫu thuật, các bác sĩ lấy ra dị vật trong thất phải là một cây tăm, một đầu tăm cắm vào vách liên thất gây nhiều sùi  và áp xe ở vách liên thất, đầu còn lại cây tăm cắm vào lá van của van 3 lá gây rách và hở van 3 lá. Cây tăm tre có chiều dài khoảng 10cm, đường kính khoảng 1mm.

Hiện tại anh P. đã khỏe, không còn sốt, đi lại bình thường và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Anh cho biết gia đình cũng không hiểu vì sao cây tăm chui được vào quả tim. Anh cũng không có thói quen xỉa răng bằng tăm tre. “Nếu cây tăm tre từ bên ngoài đâm vào thì sẽ có những vết sẹo ở bề mặt quả tim. Tuy nhiên, bề mặt quả tim của bệnh nhân hoàn toàn trơn láng, màng tim cũng trơn láng, điều đó chứng tỏ không phải cây tăm tre đâm vào từ bên ngoài.

Khả năng duy nhất là cây tăm tre xuyên qua nền ngực, vào tĩnh mạch lớn ở cổ và đi xuống nhĩ phải, thất phải, sau đó cắm vào van 3 lá. Tuy nhiên, khi kiểm tra khu vực trước ngực bệnh nhân, bác sĩ An cho biết, hoàn toàn không phát hiện vết sẹo nào.

Theo bác sĩ An, đây là ca bệnh chưa từng có trong y văn, chưa có bác sĩ chuyên khoa tim mạch nào của bệnh viện từng chứng kiến bởi khi phát hiện cây tăm tre nằm xuôi chiều theo quả tim.

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát đường huyết

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu nhanh chóng, hiệu quả

Ngải cứu được biết đến với khả năng xoa dịu cơn đau thần kinh, thúc đẩy tinh thần tỉnh táo, giảm mệt mỏi, và cải thiện lưu thông máu đến não.