| Hotline: 0983.970.780

Cả hệ thống chính trị 'căng mình' chặn đứng sự lây lan ở các ổ dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Tư 20/02/2019 , 17:58 (GMT+7)

Qua khảo sát thực tế tại hai địa phương Hưng Yên và Thái Bình, nhóm PV báo NNVN đã ghi nhận thêm khoảng 10 hộ chăn nuôi có lợn ốm chết do nhiễm/nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi so với công bố của Cục Thú y (ngày 19/2).

Thuốc tiêu độc khử trùng và vôi bột được phun/rắc 1 lần/ngày tại tất cả các tuyến đường, ngõ xóm và chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn xã Đông Đô
 
 
 
 
Vào ổ dịch Đông Đô
 

Từ ngày 14/2, bốn điểm gác chắn barie đã được chính quyền xã Đông Đô (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) dựng lên để kiểm soát tất cả các phương tiện di chuyển ra vào xã. Mỗi gác chắn có 4 người ứng trực 24/24, được trang bị bình phun sương và những lọ hóa chất tiêu độc khử trùng. Mục đích là để ngăn chặn mầm bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan.

Toàn bộ đường thôn, ngõ xóm, tường bao, đường dẫn vào chuồng nuôi được phủ lên lớp vôi bột trắng xóa. Trụ sở UBND xã Đông Đô vắng hoe, lác đác vài bóng người. Chủ tịch xã Phạm Văn Tạo bảo, mấy hôm nay cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn xóm căng mình chống dịch. Từ cán bộ đến các tổ chức đoàn thể phải tản đi khắp nơi.

Từ trước đó vài ngày, tỉnh Thái Bình đã thành lập tổ công tác (do đồng chí Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Thái Bình đứng đầu) túc trực tại vùng lõi các ổ dịch để đốc thúc, chỉ đạo các lực lượng tuân thủ đúng quy trình phòng chống dịch. Thống kê đến ngày hôm qua (20/2), đã có 26 tấn vôi bột, 492 lít hóa chất đã rải xuống xã Đông Đô. Nó cho thấy quyết tâm và sự quyết liệt của địa phương để xóa sổ virus gây dịch tả lợn Châu Phi.

“Trong tuần đầu tiên kể từ khi phát hiện dịch, chúng tôi tổ chức phun hóa chất tiêu độc, khử trùng và rắc vôi bột 1 lần/ngày. Và từ tuần thứ hai, cứ 2 ngày lại phun hóa chất, rắc vôi một lần theo đúng chỉ đạo của tỉnh và Trung ương. Bởi vậy, từ ngày 17/2 đến nay trên địa bàn xã không phát sinh thêm ổ dịch mới”, Chủ tịch UBND xã Đông Đô cho biết.

Đã tiêu hủy 123 con lợn

Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Thái Bình cho biết: Chiều tối ngày 12/2/2019, chúng tôi nhận được thông tin về hiện tượng lợn ốm chết bất thường tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà. Ngay sau đó, Chi cục đã phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện và Cục Thú y trực tiếp kiểm tra, xác minh thông tin dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán dịch bệnh.

Từ ngày 14/2 đến ngày 17/2, thông qua những kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, ngành Thú y đã xác định được có 5 ổ dịch dương tính với bệnh tả lợn Châu Phi. Đó là hộ ông Đinh Thế Tuấn, thôn Hữu Đô Kỳ (toàn bộ 30 con lợn thịt trong chuồng đều bị ốm); ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Đồng Phú (trong chuồng có 50/50 con lợn thịt, lợn choai bị ốm chết), hộ ông Đinh Trọng Phiêng, Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Viết Long (cùng ở thôn Hữu Đô Kỳ).

Chuồng trại nhà anh Tuấn phủ trắng vôi bột
 
Tỉnh Thái Bình quyết tâm xoá xổ ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xã Đông Đô
 

Ngoài ra, đàn lợn của hộ ông Nguyễn Văn Ảnh, thôn Mậu Lâm cũng có 3/17 con lợn ốm, nghi mắc dịch tả lợn Châu Phi thông qua dấu hiệu lâm sàng (chưa lấy mẫu xét nghiệm) cũng nằm trong diện phải tiêu hủy. Đến nay, 123 con lợn trên địa bàn xã Đông Đô đã bị tiêu hủy ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Trao đổi với PV NNVN, ông Đinh Thế Tuấn (có 30 lợn nái vừa bị tiêu hủy) chia sẻ: “Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi như từ dưới đất chui lên. Bởi toàn bộ lợn thịt của gia đình đã xuất chuồng từ lâu, chỉ còn 30 nái. Tôi không hề cho lợn ăn thức ăn lạ, không hề cho phương tiện lạ, người lạ vào chuồng”. Ngày 10/2, đàn lợn nái của ông Tuấn bỗng dưng bỏ ăn, ốm và chết. Khi được thông báo vật nuôi của gia đình nằm trong diện buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật, dù rất xót xa nhưng ông vẫn phải chấp nhận. Bởi đây là bệnh vô phương cứu chữa.

Theo ông Phạm Thành Nhương – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Thái Bình, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân vì sao virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, mầm bệnh có thể lây lan qua đường vận chuyển động vật, đặc biệt là tuyến đường nối Thái Bình qua huyện Hưng Hà sang Hưng Yên.

Từ khi có dịch đến nay, Chi cục đã thành lập và tổ chức 2 đợt hoạt động của đội kiểm dịch lưu động. Đội đã kiểm tra, xử lý 1 vụ vận chuyển lợn ốm, chết từ Nam Định qua đò Cát (xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư) về Thái Bình; 1 vụ vận chuyển lợn không có giấy chứng nhận kiểm dịch từ Hải PHòng qua Cầu Nghìn về Thái Bình; 1 vụ vận chuyển lợn không có giấy chứng nhận kiểm dịch từ Hải Dương qua cầu Triều Dương về Thái Bình.

Ông Nhương cho biết thêm, Chi cục cũng phối hợp với cảnh sát môi trường xử lý 1 vụ vận chuyển lợn chết trên trục đường từ Hưng Hà về TP Thái Bình, đã tiêu hủy toàn bộ lợn ốm theo quy định của pháp luật. Đồng thời phối hợp xử lý tiêu hủy 2 vụ vận chuyển lợn ốm, chết tại huyện Tiền Hải và Thái Thụy, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm