| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau không chủ quan nguy cơ cháy rừng trong mùa khô 2021

Thứ Năm 18/03/2021 , 16:23 (GMT+7)

UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các lực lượng chức năng không chủ quan, lơ là, triển khai nghiêm các giải pháp phòng cháy, chữa cháy trong mùa khô 2021.

Ngày 18/3, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Cà Mau về công tác sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp và công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích rừng tự nhiên là 522.118 ha. Trong đó, diện tích rừng và đất  lâm nghiệp 164.642 ha (có rừng hơn  96.110 ha). Tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán của Cà Mau chiếm 26%, với 3 hệ sinh thái gồm: đất rừng ngập mặn phèn U Minh Hạ là gần 53.300 ha, đất rừng ngập mặn là 110.775 ha và đất rừng trên đảo là trên 570 ha, được quản lý bởi 33 tổ chức và trên 5.000 hộ gia đình, cá nhân được giao đất theo Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp. Hiện tỉnh có 2 công ty lâm nghiệp thuộc diện phải sắp xếp theo quy định.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Nhằm sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, UBND tỉnh Cà Mau đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT xem xét, phương án tổng điều chỉnh sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 công ty lâm nghiệp.

Theo đó, loại hình doanh nghiệp sau khi được sắp xếp, thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Nhà nước nắm giữ trên 51% tổng vốn điều lệ. Các công ty sau khi được sắp xếp giữ nguyên hơn 44.000 ha, trong đó, diện tích tổ chức quản lý, sản xuất hơn 9.600 ha, diện tích khoán cho các hộ gia đình, cá nhân sau khi sắp xếp hơn 34.000 ha.

Phần diện tích khoán, sau khi sắp xếp tiếp tục được giao cho 2 công ty quản lý sử dụng đất được phê duyệt, tỉnh sẽ áp dụng các chính sách miễn giảm tiền thuê đất. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ các hộ nhận khoán trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Năm 2020, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng được tỉnh Cà Mau triển khi chặt chẽ, đạt hiểu qua cao, về tình hình vi phạm pháp luật về rừng và đất lâm nghiệp giảm 61 vụ, giảm 38% so với cùng kỳ.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: Trong năm 2020, công tác phát triển rừng đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, trong đó rừng trồng mới là hơn 530 ha, trồng rừng sau khai thác hơn 3.000 ha, trồng cây phân tán 3 triệu cây, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là 100 ha.

Ngoài ra, công tác bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng hơn 49.000 ha, chăm sóc rừng trồng là hơn 10.000 ha. Năm 2020, tỉnh cũng đã khai thác rừng trồng là hơn 4.000 ha, với sản lượng gỗ gần 380.600m3.

Về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, mùa khô 2019 - 2020, hạn hán, thời tiết diễn biến phức tạp kéo dài, các tuyến kênh hầu hết bị khô cạn… Tuy nhiên, do có kế hoạch chuẩn bị tốt từ đầu, nên chỉ xảy ra 6 vụ cháy rừng, diện tích bị thiệt hại khoảng 1,5 ha.

Hiện nay, tổng diện tích khô hạn trên lâm phần toàn tỉnh 43.000 ha. Trong đó, cấp II là 32.200 ha và cấp III là gần 11 ha.

Cà Mau đã sẵn sàng các phương án ứng phó nguy cơ cháy rừng trong mùa khô 2021. Ảnh: TL

Cà Mau đã sẵn sàng các phương án ứng phó nguy cơ cháy rừng trong mùa khô 2021. Ảnh: TL

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Cà Mau, thì mùa khô 2020 – 2021 không gay gắt như mùa khô 2019 - 2020. Tuy nhiên, UBND tỉnh cũng chỉ đạo các lực lượng chức năng không chủ quan, lơ là, triển khai thực hiện nghiêm các giải pháp phòng cháy, chữa cháy theo đúng kế hoạch, phương án được phê duyệt.

Qua đó, thành lập Ban Chỉ huy PCCCR các cấp, đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động dân cư sống trong và ven rừng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR và ký cam kết PCCCR.

Đồng thời, chỉ đạo các chủ rừng xây dựng, phê duyệt xong phương án PCCCR (gồm 15 tổ chức, 2.276 hộ gia đình, cá nhân, cấp chính quyền) chủ động đắp các đập, đóng cống, trữ nước PCCCR.

Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau cũng đã đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, hạng mục thuộc Dự án nâng cao, năng lực PCCCR, qua đó nạo vết kênh mương hơn 50km, xây dựng 8 chòi quan sát lửa... Tổng số lực lượng tham gia trực PCCCR là hơn 380 người, với 73 tổ máy bơm và sẵn sàng huy động 1.560 người.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị với đoàn công tác Bộ NN-PTNT xem xét hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cho tỉnh Cà Mau thực hiện dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, đề nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo đơn vị tư vấn sớm tổ chức tập huấn, hướng dẫn địa phương xây dựng nội dung quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau để tích hợp vào quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn đánh giá cao công tác trồng rừng, phát triển rừng và PCCCR, cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương trong thời gian qua, trong bối cảnh hạn hán, biến đổi khí hậu diễn biến thất thường cục bộ. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT mong tỉnh Cà Mau tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa về công tác phát triển rừng cũng như PCCCR.

Đối với những kiến nghị của UBND tỉnh Cà Mau, về hỗ trợ nguồn ngân sách Trung ương cho tỉnh thực hiện đề án nâng cao năng lực PCCCR, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định sẽ có kế hoạch hỗ trợ nguồn vốn cho tỉnh trong thời gian tới.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương được Trung ương đầu tư phát triển hoạt động lâm nghiệp cao nhất của cả nước trong năm 2020 với gần 290 tỷ.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.