| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau công nhận thêm 18 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Thứ Hai 08/11/2021 , 08:13 (GMT+7)

Hội đồng đánh giá phân hạng cấp huyện, vừa đề xuất Hội đồng đánh giá, phận hạng sản OCOP cấp tỉnh, công nhận thêm 18 sản phẩm/11 chủ thể đạt chuẩn OCOP.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Ảnh: Quốc Việt.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Ảnh: Quốc Việt.

Thêm 18 sản phẩm OCOP được công nhận

Đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp cục diễn biến phức tạp, phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng, chống dịch, phần nào ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Cụ thể, theo kế hoạch đăng ký của cấp huyện có 94 sản phẩm/66 chủ thể tham giađánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP năm 2021. Trong đó, có 76 sảnphẩm/53 chủ thể đăng ký mới và 18 sản phẩm/13 chủ thể đăng ký nâng hạng.

Tuy nhiên, sau khi rà soát thì các địa phương chỉ đăng ký 49 sản phẩm và có 28/ chủ thể đăng ký thực tế, trong đó có 45 sản phẩm mới/25 chủ thể và 4 sản phẩm/3 chủ thể đăng ký tham gia nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau, cho biết: Ðến nay, Cà Mau đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1/2021, theo đó, đơn vị đã gửi phiếu chấm điểm và hồ sơ có liên quan để thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh (Hội đồng) nghiên cứu và chấm điểm vòng 2 cho 18 sản phẩm/11 chủ thể của 8 đơn vị cấp huyện. Hội đồng cấp huyện đề nghị Hội đồng cấp tỉnh đánh giá 5 sản phẩm đạt 4 sao, 13 sản phẩm đạt 3 sao.

Nếu được Hội đồng tỉnh thông qua, tỉnh Cà Mau sẽ có 51 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó sẽ có 8 sản phẩm 4 sao và 43 sản phẩm đạt 3 sao (trước đó, tỉnh Cà Mau, đã có 33 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó, có 3 sản phẩm 4 sao và 30 sản phẩm OCOP 3 sao).

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả chấm điểm của các thành viên Hội đồng có thể nhận thấy, trong đợt này 8 huyện đều có sản phẩm được công nhận và chấm 3 sao. Huyện có 1 sản phẩm là Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển, Thới Bình và U Minh; huyện Trần Văn Thời có 2 sản phẩm; huyện Ðầm Dơi có 5 sản phẩm, huyện Cái Nước 6 sản phẩm, riêng TP Cà Mau không có sản phẩm nào được công nhận lần này.

Theo ông Bằng, trong đợt 2, Hội đồng phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh cũng sẽ tiếp tục phân hạng, đánh giá thêm cho 12 sản phẩm OCOP.

Cà Mau trưng bày các sản phẩm OCOP tại trụ sở UBND tỉnh. Ảnh: Quốc Việt.

Cà Mau trưng bày các sản phẩm OCOP tại trụ sở UBND tỉnh. Ảnh: Quốc Việt.

Huyện Cái Nước phát huy lợi thế

Năm 2021, huyện Cái Nước có nhiều sản phẩm OCOP được Hội đồng đánh giá cao về chất lượng, với 6 sản phẩm. Trong đó, Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Xuất khẩu Ðại Phát (ấp Hoà Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước) đã có 5 sản phẩm đạt 3 sao từ các dòng nước mắm Mạch Long 50 độ đạm, 40 độ đạm, loại 1, loại 2 và loại 3.

Bên cạnh đó, sản phẩm dưa bồn bồn Minh Duy của chủ thể Minh Duy (ấp Ðông Hưng, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước) cũng được Hội đồng đánh giá, phân hạng đánh giá cao. Từ năm 2011 đến nay, cơ sở bồn bồn Minh Duy đã tăng cường xúc tiến thương mại bằng việc tham gia nhiều hội chợ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện về mẫu mã để tham gia vào sân chơi OCOP và thành quả của sự cố gắng ấy đã được công nhận.

Chị Phạm Thị Dung, chủ thể cơ sở Minh Duy, chia sẻ: "Hành trình 10 năm qua là nỗ lực không ngừng nghỉ để cải thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đến hướng đi bền vững hơn; đưa sản phẩm tham gia sân chơi OCOP là tâm huyết của gia đình và bản thân. Có được thành công hôm nay là nhờ sự kiên nhẫn, kinh nghiệm sau nhiều lần thất bại".

Ông Trần Hoàng Ðạo, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cái Nước, cho biết, thời gian qua, không có điều kiện gặp gỡ trực tiếp các chủ thể tư vấn, hướng dẫn các loại hồ sơ, thủ tục để phát triển sản phẩm OCOP, nhưng ngành chuyên môn hết sức quan tâm, hỗ trợ trực tuyến thông qua điện thoại và Zalo, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP.

“Chương trình sản phẩm OCOP là nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương không ngừng phát triển. Vì thế, ngành chuyên môn kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền về mục đích, yêu cầu và sự cần thiết phát triển sản phẩm OCOP”, ông Đạo chia sẻ.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.