| Hotline: 0983.970.780

'Cá thần' sắp bị... om dưa sau 5 ngày ngụp lặn gây xôn xao dư luận

Thứ Tư 21/02/2018 , 15:11 (GMT+7)

Sau 5 ngày gây xôn xao, cuối cùng con “cá lạ” biết bơi vòng tròn và “nổi lên lặn xuống” tại huyện Đô Lương đã bị người dân buông chài bắt lên bờ. Hàng trăm người hiếu kỳ đã kéo đến để tận mắt nhìn con cá này.

Con "cá thần" gây xôn xao dư luận mấy ngày qua đã được ông Dược bủa lưới bắt sáng ngày 21/2. Đây thực chất là con cá chép bình thường, nặng 3,2kg
 
Sáng ngày 21/2, hàng trăm người dân kéo đến nhà ông Nguyễn Bá Dược (SN 1968, trú xóm 19, xã Hiến Sơn, Đô Lương, Nghệ An) để “mục sở thị” con cá thần gây xôn xao dư luận suốt mấy ngày qua. Ông Dược là người bắt được con cá vào sáng nay.

Trước đó, vào ngày Mùng 1 Tết Mậu Tuất, một người dân đi thắp hương cúng ở nhà thờ về qua cầu Lim (xóm Hoa Thành, xã Hiến Sơn) phát hiện một con cá dưới kênh nước. Người này gọi người thân mang kích điện, các dụng cụ khác ra bắt con cá nhưng không bắt được.

Hàng trăm người hiếu kỳ kéo đến nhà ông Dược để mục sở thị con cá thần
Hàng trăm người hiếu kỳ kéo đến nhà ông Dược để "mục sở thị" con "cá thần"
 
Suốt mấy ngày sau đó, con cá vẫn “nổi lên lặn xuống” ngay tại vị trí cũ, thậm chí nó chỉ bơi vòng quanh khu vực này. Nhiều người “kháo” nhau đây là con cá thần nên hàng trăm người kéo đến xem. Thậm chí, một số người còn mang hương hoa ra đặt trên bờ kênh để cúng “cá thần”. Sự việc gây xôn xao dư luận, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh trật tự trên địa bàn.

Trong khi đang chờ UBND xã Hiến Sơn họp bàn phương án xử lý thì sáng nay, ông Dược đã buông chài, bắt thành công con cá. Đây là một con cá chép, nặng 3,2kg, có nhiều dấu hiệu không tốt về sức khỏe.

Nhiều người còn tận tay sở vào con cá để kiểm tra
Nhiều người còn tận tay sở vào con cá để kiểm tra
 
Để thỏa mãn hiếu kỳ của người dân, ông Dược mang con cá về, căng bạt, đổ nước thả vào. Hàng trăm người dân đã kéo đến nhà ông Dược để tận mắt nhìn thấy con cá, nhiều người thậm chí sờ vào cá để xem có gì lạ không.

Theo quan sát, con cá có dấu hiệu lờ đờ, không còn bơi nhanh nhẹn như mấy ngày trước. Việc con cá “nổi lên rồi lặn xuống” và bơi vòng vòng ở 1 vị trí được một số người dân giải thích là do phần đuôi cá bị thương, không còn khả năng “lái” nên nó chỉ bơi vòng tròn và nổi lên để thở, hoàn toàn không có chuyện thần thánh như đồn thổi.

Sau nhiều ngày bơi vòng tròn, nổi lên lặn xuống do bị thương ở phần đuôi, hiện con cá rất yếu, không còn bơi nhanh nhẹn như trước
Sau nhiều ngày bơi vòng tròn, "nổi lên lặn xuống" do bị thương ở phần đuôi, hiện con cá rất yếu, không còn bơi nhanh nhẹn như trước
 
Số phận con cá được giao cho ông Dược toàn quyền quyết định. Ông Dược cho biết, con cá chép này sau khi thỏa mãn trí tò mò của ngươi dân sẽ được chế biến thành món cá hấp dưa chua.

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm