| Hotline: 0983.970.780

Các Bộ trưởng phải đến tận làng bản... mới cảm nhận được khó khăn, thiệt thòi

Thứ Bảy 04/09/2021 , 11:45 (GMT+7)

Thủ tướng cho rằng các Bộ trưởng, lãnh đạo phải đi thực tế tận xã phường, làng bản, thôn ấp… mới cảm nhận được khó khăn, thiệt thòi, thiếu thốn của những nơi này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, động viên thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, ngôi trường gắn với niềm tự hào được đặt tại “Thủ đô kháng chiến” giàu truyền thống lịch sử cách mạng.

Nhân dịp năm học mới sắp đến, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đã gửi lời chúc mừng và những tình cảm thân thiết nhất tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các cháu học sinh.

Theo Thủ tướng, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn hết sức quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách… Nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành và triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc và bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục.

Trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện mục tiêu tạo nguồn cán bộ và nhân lực có trình độ để đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Thời gian qua, các trường phổ thông dân tộc nội trú đã từng bước khẳng định những ưu điểm, ưu việt trong hệ thống giáo dục nước ta.

Đối với giáo dục các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm nhưng do điều kiện thực tiễn thay đổi, Thủ tướng đề nghị các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ những bất cập, kiến nghị của các cơ sở giáo dục để có sự điều chỉnh hoặc đề xuất điều chỉnh chính sách phù hợp. Các Bộ trưởng, lãnh đạo địa phương phải đi thực tế tận xã phường, làng bản, thôn ấp… mới cảm nhận được những khó khăn, thiệt thòi, thiếu thốn của những nơi này.

Thủ tướng nêu ví dụ, việc cấp phát đồ dùng cá nhân cho học sinh như đồng phục, áo nilon đi mưa, chăn, màn, chiếu cá nhân… 1 lần/trong cả cấp học đã hợp lý hay chưa? Hoặc chế độ phụ cấp đối với cán bộ phục vụ trong các trường nội trú đã phù hợp hay chưa?

"Chúng ta cũng vừa thăm 1 trường mầm non, tôi đề nghị các đồng chí có giải pháp tổng thể để điều chỉnh chính sách đối với giáo viên mầm non một cách phù hợp. Tôi cũng đề nghị tăng cường quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục truyền thống văn hóa - lịch sử tốt đẹp của đất nước, của các dân tộc cho các cháu học sinh", Thủ tướng lưu ý.

Về chương trình chuyển đổi số, người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm hơn nữa tới các vùng khó khăn, các em học sinh tại những nơi này sẽ chịu thiệt thòi nếu không đủ điều kiện để học trực tuyến trong trường hợp cần thiết.

Xem thêm
Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.