| Hotline: 0983.970.780

Các tỉnh cần gì, doanh nghiệp giống sẽ hỗ trợ

Thứ Năm 07/04/2016 , 06:35 (GMT+7)

Vừa qua, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hiệp hội Giống cây trồng VN (VSTA) cũng đã vào thăm một số vùng SX lúa của tỉnh Phú Yên. 

Ông thấy buồn vì cây lúa của Phú Yên cứ thấp tho, cao lưng lửng đầu gối trong khi lúa ở ngay tỉnh láng giềng Bình Định cao ngang ngực một thanh niên.

Giải thích nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, vị Chủ tịch Hiệp VSTA cho rằng yếu tố quan trọng nhất khiến cây lúa Phú Yên không "lớn" lên được vì cơ cấu giống của địa phương này quá nghèo nàn.

Mặt khác, tư duy SX lúa của cán bộ nông nghiệp và người dân khá bảo thủ. Đa số hộ trồng lúa vẫn tự để giống vụ trước để cấy vụ sau. Vì thế sự thoái hóa giống là không thể tránh khỏi.  Bởi vậy, chỉ cần thay đổi cơ cấu giống lúa, đưa các giống mới chất lượng, năng suất cao phù hợp với điều kiện đồng đất, khí hậu của Phú Yên vào SX thì chắc chắn tình hình trên sẽ được cải thiện đáng kể.

VSTA sẵn sàng hợp tác với Sở NN-PTNT các tỉnh Duyên hải miền Trung để giúp các địa phương thay đổi cơ cấu và nâng chất lượng giống.

Ví dụ như Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, từ khi các DN thành viên VSTA vào SX lúa giống, họ làm được 3 việc cùng lúc. Một là thay đổi nhận thức của người dân. Hai là nâng cao nhận thức của cán bộ nông nghiệp. Ba là nâng cao chất lượng giống, từ đó tăng năng suất lên.

Ví dụ, một DN kết hợp với nông dân SX từ 50 – 100 ha lúa giống, họ sẽ đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ thuật cho nông dân. Tổ chức SX bài bản. Năng suất bình quân vụ đông xuân khoảng 5,7 đến 6 tấn/ha.

DN chỉ thu mua được khoảng 2/3 tổng sản lượng lúa giống. Còn lại là nông dân quanh vùng tự trao đổi, mua bán với nhau. Như vậy, những giống tốt sẽ được phát tán trên diện rộng mà không cần sự can thiệp quá nhiều của địa phương.

"Tại huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa), chúng tôi đã xây dựng được những mô hình SX lúa đạt năng suất 76 tạ/ha. Bà con ở nơi đây rất phấn khởi. Tôi nghĩ hoàn toàn có thể nâng cao năng suất lúa ở Duyên hải miền Trung nếu quản lý ngành nông nghiệp các tỉnh và DN quyết tâm làm", ông Trần Mạnh Báo cho biết.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất