| Hotline: 0983.970.780

Điểm mặt ‘ba điểm nóng thực phẩm toàn cầu’ khó lường

Thứ Bảy 22/01/2022 , 12:53 (GMT+7)

Dịch tả lợn châu Phi tái xuất ở Thái Lan, giá nông sản ở Trung Quốc và Mỹ chính là những điểm nóng nổi bật có thể tác động dây chuyền đến nhiều khu vực.

Đại dịch Covid-19 với sự lây nhiễm mạnh của chủng virus mới Omicron tiếp tục khiến ngành chế biến thịt Mỹ lao đao vì khủng hoảng thiếu lao động. Ảnh: Getty 

Đại dịch Covid-19 với sự lây nhiễm mạnh của chủng virus mới Omicron tiếp tục khiến ngành chế biến thịt Mỹ lao đao vì khủng hoảng thiếu lao động. Ảnh: Getty 

Nhà phân tích thị trường thực phẩm Jim Wyckoff đã có những đánh giá về diễn biến của thị trường protein toàn cầu trong thời gian tới, sau khi thế giới chứng kiến một năm 2021 giá cả các mặt hàng này leo lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ.

Bất ổn thị trường Mỹ

Theo nguồn tin mới nhất từ Bloomberg, giá sữa tại Mỹ đang tăng vọt do chi phí thức ăn cho bò tăng mạnh cùng với số ca lây nhiễm chủng mới Omicron tại các nhà máy chế biến. Ngoài ra còn có một xu hướng dài hạn hơn là việc năng lực sản xuất sữa ở Mỹ đang giảm. Việc thức ăn cho bò quá đắt đỏ do chi phí sản xuất ngũ cốc tăng cao đang khiến nông dân thu hẹp đàn vật nuôi hoặc thậm chí phải đưa bò vào lò mổ, lấy thịt. Đối với số bò sữa còn lại, chúng cũng được cho ăn ít hơn, đồng nghĩa là sẽ sản xuất ít sữa hơn.

Trước tình thế này, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack cho biết, trong vòng 60 đến 90 ngày tới, chính phủ sẽ tung ra gói hỗ trợ khoảng 150 triệu USD cho các cơ sở chế biến mới và mở rộng các cơ sở hiện có. “Lao động là một thách thức quan trọng khác mà lĩnh vực chế biến phải đối mặt và chúng tôi hy vọng có thể cung cấp thêm tiền tài trợ vào mùa hè cho các dự án đó và cả tiền cho vay bổ sung để giúp đào tạo công nhân mới”, ông Vilsack nói.

Trong diễn biến liên quan, giám đốc điều hành hãng chế biến thịt khổng lồ Mỹ Tyson cho biết, đang “làm việc tích cực” để thu hẹp khoảng cách cung cầu, đồng thời tăng lương và đầu tư 450 triệu USD vào tự động hóa.

Thái Lan phát hiện dịch tả châu Phi tại lò mổ

Dịch tả lợn châu Phi tái xuất tại Thái Lan. Ảnh: The Nation

Dịch tả lợn châu Phi tái xuất tại Thái Lan. Ảnh: The Nation

Các nhà chức trách Thái Lan cho biết, trong tuần dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong các mẫu thịt tại một lò mổ ở tỉnh Nakhon Pathom, đánh dấu dịch bệnh nguy hiểm chính thức quay trở lại trong năm 2022 tại nước này.

Ngay lập tức, các quan chức ngành chăn nuôi Thái Lan đã yêu cầu tiến hành thu thập mẫu máu từ các lò giết mổ trong bối cảnh ngày càng có nhiều đồn đoán rằng một ổ dịch ASF đang bị che giấu và xóa sổ đàn lợn Thái Lan.

Trước đó, hôm 5/1, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit bất ngờ tuyên bố một lệnh tạm ngừng xuất khẩu thịt lợn, bắt đầu từ ngày 6/1/2022 đến ngày 5/4/2022. Sắc lệnh được ban hành sau khi các nhà chức trách chăn nuôi quốc gia Đông Nam Á dự báo sẽ thiếu hụt lượng lợn tiêu thụ tại thị trường trong nước năm 2022 và đẩy giá thịt lợn tăng mạnh.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi lợn Thái Lan, giá lợn hơi tại nước này đã tăng hơn 30% từ 80 bạt (2,41 USD)/kg vào tháng 1/2021 lên khoảng 105 bạt (3,16 USD)/kg vào đầu năm 2022.

Ông Jurin cho biết, Thái Lan dự báo sẽ chỉ có khoảng 13 triệu con lợn trong năm 2022, ít hơn so với con số 19 triệu con tổng đàn hàng năm. Trong khi đó quốc gia này thường tiêu thụ khoảng 18 triệu con lợn mỗi năm và số còn lại dành cho việc xuất khẩu.

Giá nông sản vẫn tăng ở Trung Quốc

Bước sang năm mới 2022, chỉ số giá thịt lợn tại quốc gia đông dân số nhất thế giới vẫn ở mức âm 4,2%, trong khi các mặt hàng nông sản khác thì ngược lại vẫn dương 8,8%.

Lạm phát giá nông sản ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào? Blog Dimsums đã tính toán những thay đổi so với giá cả hàng hóa chính được thu thập trong hai năm qua từ các báo cáo giá nguyên liệu thô của Cục Thống kê Quốc gia và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc để đánh giá bức tranh tổng thể. Theo đó một dự báo chung được đưa ra trong ngắn hạn hết sức ngắn gọn là “khá u ám”.

Một số mặt hàng nông sản ở Trung Quốc đã tăng giá hai con số vào năm 2021. Tuy nhiên, giá lợn hơi trung bình là 42% đã nhấn chìm mọi thứ khác do thịt lợn có ảnh hưởng quá lớn tại thị trường 1,4 tỷ dân. Giá bông có mức tăng mạnh nhất, tới 38% so với năm 2020, tiếp đến là giá trứng, ngô, bột đậu nành, đậu nành và sữa tươi nguyên liệu cũng lần lượt tăng từ 13% đến 30%. Giá lúa mì, thịt cừu và thịt bò tăng ở mức một con số.

Riêng giá gạo giảm chút ít do nhu cầu ở hạ nguồn yếu, với việc nhiều tỉnh tung ra mức thu mua giá tối thiểu để đặt giá dưới sàn sau vụ thu hoạch năm 2021. Giá gà và giá lạc lần lượt ghi nhận mức giảm 2% và 5%.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), ngoại trừ mặt hàng sữa có giảm chút ít vào tháng cuối cùng của năm 2021, thì chỉ số giá lương thực (FPI) ghi nhận trong cả năm ngoái đã tăng lên 125,7 điểm, tăng 28,1% so với năm 2020 và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 khi cán mốc 131,9 điểm.

Chính vì vậy việc kỳ vọng về năm 2022 sẽ tốt hơn, theo các chuyên gia là chưa có cơ sở. “Trong khi thông thường giá cao dự kiến ​​sẽ nhường chỗ cho việc tăng sản lượng, chi phí đầu vào cao, đại dịch toàn cầu vẫn đang diễn ra và điều kiện khí hậu bất ổn hơn khiến cho dư địa lạc quan về khả năng quay trở lại các điều kiện thị trường ổn định hơn thêm khó lường”, nhà kinh tế học cấp cao của FAO Abdolreza Abbassian cho biết.

So sánh về chỉ số FPI toàn cầu trong năm 2021 so với năm 2020, giá ngũ cốc đã tăng 27,2%, rau củ tăng 65,8% -lên mức cao kỷ lục, giá đường tăng 29,8%, giá thịt tăng 12,7% và giá sữa tăng 16,9%.

(The Poultrysite)

  • Tags:
Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.