| Hotline: 0983.970.780

Cạm bẫy bủa vây người xuất khẩu lao động: Hiểm họa rình rập

Thứ Năm 14/03/2019 , 18:05 (GMT+7)

Mặc dù các đơn vị ban ngành và chính quyền địa phương đã ra sức đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhưng tình trạng lao động tự do bất hợp pháp đến Trung Quốc, Lào hay Thái Lan vẫn diễn ra ồ ạt tại huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An).

Thủ tục giản đơn bao nhiêu thì hiểm họa tiềm tàng bấy nhiêu, muôn vàn cạm bẫy nơi xứ người khiến nhiều trường hợp gục ngã…
 

Không thể khác

Thực sự quan ngại khi làn sóng xuất khẩu lao động (XKLĐ) bất hợp pháp trên địa bàn huyện Tương Dương ngày càng tăng mạnh, ghi nhận trên dưới 3.000 người. Tình trạng này xuất hiện nhan nhản tại tất cả 17 xã và thị trấn Hòa Bình, đối với đồng bào đây là hình thức khả dĩ nhất để thoát khỏi nghèo đói.

15-47-25_2
XKLĐ bất hợp pháp phổ biến tại xã Lượng Minh

Qua tìm hiểu được biết, nếu đi theo dạng chính ngạch người lao động phải đáp ứng đầy đủ các quy định ngặt nghèo của từng quốc gia (giấy chứng nhận sức khỏe; chứng nhận kỹ năng, nghiệp vụ; chi phí xuất khẩu; viết thông nói thạo…), với các thị trường tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc…) tiêu chí càng khó nhằn hơn gấp bội.

Trong khi đó tại các huyện vùng cao như Tương Dương chủ yếu là lao động phổ thông, số lượng qua đào tạo rất khiêm tốn. Đại bộ phận đồng bào lại là người dân tộc, phần nhiều vẫn ngại ngần trong quá trình giao tiếp nên việc theo học các lớp chuyên môn không thực sự khả thi. Sau cùng, then chốt hơn cả là vấn đề kinh phí, việc cùng lúc chi ra hàng ngàn USD không phải ai cũng đảm đương nổi.

Động đến đâu vướng đến đó, suy đi tính lại chẳng còn phương án nào ngoài vượt biên… tự do. Chỉ với dăm ba triệu đồng cùng tấm hộ chiếu thông hành, người dân đã có thể thỏa ước mơ “xuất ngoại”. Hướng đi này đã và đang giúp nhiều hộ gia đình tạm thoát khỏi bộn bề lo toan, của gánh nặng cơm áo gạo tiền luôn thường trực. Có điều tiền nào của đó, giản đơn bao nhiêu thì hiểm họa tiềm ẩn nhiều bấy nhiêu, thiếu sự bảo hộ cần thiết dẫn đến những hậu quả hết sức đau lòng, không ít trường hợp lâm vào tình cảnh khốn cùng, mất tiền mất của mất niềm tin, thậm chí đến như mạng sống cũng không giữ nổi.

Trao đổi với PV NNVN, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Lô Thanh Nhất bộc bạch: “Lúc này nhu cầu tìm kiếm việc làm, nhu cầu cải thiện thu nhập rất lớn nhưng tiềm lực của địa phương lại có hạn, cơ bản chưa thể đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Số lượng lao động tự do ngày càng tăng, việc này có trách nhiệm của chính quyền nhưng không thể làm gì khác”.
 

Nỗi đau dai dẳng

So với những điểm nóng như Yên Thắng, Yên Hòa, Xá Lượng, Lưu Kiền, Nga My hay Xiêng My, thời gian qua vấn nạn XKLĐ “chui” tại địa bàn Lượng Minh không kém cạnh là bao. Ghi nhận năm 2018 toàn xã có 221/482 lao động bất hợp pháp, phần lớn hướng đến thị trường Trung Quốc với 206 người, điều đáng nói tình hình lúc này chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt.

Chẳng phân biệt già trẻ, lớn bé, miễn sức khỏe đảm bảo là khăn gói lên đường tức thì. Họ đi biền biệt quanh năm suốt tháng không ló dạng, họa chăng chỉ đảo về trong mấy ngày tết hoặc khi có công chuyện bất khả kháng, vì miếng cơm manh áo bậc làm cha làm mẹ phải xa rời con cái, trẻ nhỏ lớn lên thiếu thốn sự quan tâm chăm sóc, phận già cả không có nơi nương tựa. Cám cảnh lắm nhưng chẳng thế làm gì khác, âu nghèo đói cũng là cái tội.

Điển hình phải kể đến hộ ông Vi Thanh Ngọc, trú tại bản Côi. Cái tuổi nó đuổi xuân đi, những năm gần đây sức khỏe giảm sút vợ chồng ông Ngọc không còn đủ sức lên nương lên rẫy, thành thử cơm ăn áo mặc phó mặc cả vào đàn con xa xứ. “Xuất ngoại” đầu tiên là Vi Trung Hoàng (SN 1986, con trai út của ông Ngọc), khi thấy tạm ổn Hoàng dẫn theo vợ là chị Lô Thị Thanh, kế đó là 2 anh trai, Vi Trọng Khuyên và Vi Văn Ỏn.

15-47-25_3
Gia đình ông Vi Thanh Ngọc có 4 người đi lao động tự do tại Trung Quốc

Điều đáng lưu tâm là con mình làm gì, làm cho ai, làm ở đâu? Bản thân ông Ngọc không nắm được đích xác: “Nghe đâu chúng nó làm trong nhà máy. Thời gian này khó khăn hơn trước, vợ chồng thằng Hoàng đau ốm triền miên, cả năm rồi không thấy mặt”.

Bàn về vấn nạn lao động tự do, ông Ngọc không chút giấu giếm: “Biết sai nhưng chúng tôi không còn sự lựa chọn. Đấy chú xem, nhường đất cho thủy điện chúng tôi không còn đất đất canh tác, nuôi con gà, con dê, con trâu, con bò cũng không ổn, được dăm bữa nửa tháng lại lăn đùng ra chết. Người già chúng tôi sức cùng lực kiệt, cháu chắt thì nheo nhóc, thử hỏi chúng nó không đi biết lấy gì mà ăn”.

“Lao động tự do phải chịu nhiều thua thiệt, bị các công ty chèn ép đủ đường, thu nhập bị cắt xén bằng nhiều chiêu trò bẩn. Đồng tiền cầm trong tay cũng không có gì làm đảm bảo, lắm lúc về đến biên giới bị lực lượng chức năng bắt tạm giam hàng tháng trời, xôi hỏng bỏng không…”, một nhân chứng bùi ngùi kể lại.

Tâm tư của ông Ngọc chính là nỗi lòng của đồng bào vùng cao sinh sống khắp dãy biên cương.

Tất thảy đều như nhau, đi theo dạng “vượt rào” nên số phận như thể phó mặc hoàn toàn cho ông trời, ai tốt số còn có đồng ra đồng vào, bằng không thì khốn khó không sao kể xiết. Lắm lúc bị đối xử thậm tệ, uất hận vô cùng nhưng xác định “thân phận không chính đáng” thành thử đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.

Toàn xã Lượng Minh có 1.159 hộ/5.607 khẩu, một số ít là người Kinh và Ơ Đu, đa phần là dân tộc Khơ Mú và Thái, nhìn chung nhận thức của đồng bào còn lắm hạn chế.

Trong bối cảnh bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ khó tránh khỏi xa ngã, việc hàng loạt phụ nữ “có con đơn thân” chỉ sau một thời gian bám trụ nơi xứ người là minh chứng, gần nhất là trường hợp của Lô Thị Giang (SN 1997).

Chưa dừng lại ở đó, qua nắm bắt thông tin cho thấy, cơ bản cánh đàn ông đi lao động bất hợp pháp tại Trung Quốc đều dính dáng đến các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, riêng thành phần nghiện hút chiếm đến 60%, một con số đáng báo động.

Chẳng nói đâu xa, đầu năm 2018 Lô Văn Phi, trú tại bản Minh Phương tay xách nách mang, khăn gói khấp khởi sang địa phận Trung Quốc thử vận may. Chẳng hiểu nguyên do từ đâu, chỉ sau ít tháng gia đình bàng hoàng đón nhận tin dữ: Phi chết đột tử không rõ nguyên nhân, người thân, bạn bè phải huy động tiền mai táng mới gửi được tro cốt về. Hỏi ra mới biết bản thân Phi là đối tượng nghiện hút có thâm niên, bố đẻ, anh trai đang chịu cảnh tù tội, mẹ dính dáng đến heroin…

15-47-25_6
Thiếu sự quan tâm, chăm sóc cần thiết, không biết tương lai những đứa trẻ này sẽ ra sao?

Lao động tự do tại khu vực miền tây Nghệ An thường diễn ra dưới 2 hình thức, 1 là thông qua giới thiệu của bạn bè, người thân thâm niên đi trước, 2 là qua sự chèo kéo của các đối tượng môi giới.

Tháng 5/2017 lực lượng chức năng phát hiện, tiến hành bắt giữ Lương Văn Năm (SN 1991, trú tại xã Đôn Phục, Con Cuông) về hành vi lôi kéo 9 người tại xã Lượng Minh vượt biên trái phép sang Trung Quốc.

Để tạo dựng niềm tin, ban đầu Nam hứa hẹn về một viễn cảnh như mơ với công việc nhẹ nhàng, lương cao chót vót. Đến khi đặt chân đến nơi, tất cả tá hỏa khi biết sự thật không như là mơ, uất ức vì bị lừa gạt trắng trợn Kha Văn Lay và Lô Khăm Say đã tìm đường về nước tố cáo hành vi của Năm…

 

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.