| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh công nghệ chế biến chè bẩn

Thứ Hai 18/07/2011 , 08:11 (GMT+7)

NNVN đã thông tin về việc gần đây, tại một số "vựa chè" phía Bắc, người trồng và chế biến chè đã trộn cả xi măng, phân bón, bột gio, bột đá… vào chè để tăng trọng lượng và “làm đẹp” chè. Để làm rõ hơn công nghệ chế biến hãi hùng này, PV NNVN đã đột nhập vào các điểm chế biến chè như vậy.

NNVN đã thông tin về việc gần đây, tại một số "vựa chè" phía Bắc, người trồng và chế biến chè đã  trộn cả xi măng, phân bón, bột gio, bột đá… vào chè để tăng trọng lượng và “làm đẹp” chè. Để làm rõ hơn công nghệ chế biến hãi hùng này, PV NNVN đã đột nhập vào các điểm chế biến chè như vậy. 

Trưởng thôn cũng làm chè bẩn

Dọc quốc lộ 2 từ TP Tuyên Quang lên huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) các lò sơ chế chè thủ công mọc lên như nấm. Các lò sấy hoạt động hết công suất, hai bên đường người ta phơi chè tươi từ sân nhà ra tận ngõ.

Theo thông tin của NNVN nắm được, các xã Đức Ninh, Tứ Quận (huyện Yên Sơn), Thái Hòa (huyện Hàm Yên) là những nơi chế biến chè bẩn nhiều nhất ở Tuyên Quang.

Xã Thái Hòa chỉ có khoảng 340 ha diện tích trồng chè, không cao so với nhiều địa phương khác ở thủ phủ chè Tuyên Quang. Nhưng độ mấy năm nay, đây là xã có sản lượng chè khô thuộc diện lớn ở huyện Hàm Yên. Nhà nhà sắm máy chế biến rồi nhập chè từ nhiều địa phương khác về sơ chế biến. Để mục sở thị công nghệ chế biến chè bẩn, PV NNVN vào vai người mua chè đến thôn Lũng Khê, một trong những thôn theo phản ánh thì “đa số dân lấy nghề sản xuất chè bẩn kiếm lời”. 

Công nghệ chế biến chè bẩn ở ngay chính nhà trưởng thôn Lũng Khê

Thôn Lũng Khê chỉ còn 8 ha chè trồng rải rác ở các quả đồi. Nếu chỉ nhìn vào con số ấy mà bảo 121 hộ dân ở đây sống chủ yếu nhờ chè thì không ai dám. Vậy mà ông Dũng bảo “sống được” là nhờ những bộ máy sấy chè. Nhà trưởng thôn Lũng Khê Lâm Tiến Dũng nằm trên một quả đồi. Chỉ riêng gia đình ông đã chiếm ¼ diện tích chè của cả thôn khi có đến 2ha chè trồng.

Nhưng vị trưởng thôn này cứ một mực phân tích ở đây dân người ta không ai tính thu nhập từ lượng chè tươi cả. Ông cũng chẳng thèm giấu giếm gì khi khẳng định: Nói thẳng luôn chứ chẳng ngại gì, nói chung ở thôn này, xã này và mấy xã lân cận đều sản xuất chè theo tiêu chí mà các thương lái đưa ra cả. Tiêu chí gì? Thì nói thẳng ra là chè bẩn, không phải là chè sạch đâu.

Chuyện sản xuất chè bẩn ở Lũng Khê bắt đầu từ những năm 2007, khi mà cơn sốt sản xuất chè vàng đem lại lợi nhuận rất lớn. Ngay từ khi xuất hiện công nghệ sản xuất chè vàng thì dân Lũng Khê đã lao theo. Đó là công nghệ chế biến kiểu sau khi đi cắt lá chè về đem ra luộc, sau đó phơi rồi vứt ra sân nửa âm nửa dương. Nếu thương lái bảo lấy vàng thì cho bùn ruộng, nếu lấy đen thì nước bùn, cần đánh bóng thì dùng nước lân, xi măng…  

Máy trộn chè với các chất phụ gia như xi măng, phân bón ở nhà trưởng thôn

Từ dạo ấy, ông Dũng đã biết rằng chè sạch là là chè không trộn chất phụ gia vào chế biến. Nhưng khổ nỗi, nhà ông và bao gia đình khác ở xã Thái Hòa này được các thương lái hướng dẫn từng li từng tí việc trộn như thế nào là ..hợp lý. Thậm chí muốn làm chè sạch cũng khó vì tốn kém và sợ người ta không mua.

Lúc chúng tôi đến, nhà ông trưởng thôn đang chế biến chè. Cạnh lò sấy đang quay liên tục là một máy vò chè xung quanh miệng dính đầy xi măng lởm nhởm. Một bao phân bón, một bao xi măng đang dùng dở đặt ngay cạnh chỗ tuồn chè vào. Vờ thắc mắc hỏi công dụng của đống phụ gia này, ông Dũng thừa nhận: “Cho vào làm chè hết đấy”.

Đang sấy chè nhưng bị giật mình bởi ông chồng nói lộ ra "bí kíp chế biến chè bẩn", bà vợ trưởng thôn chống chế: “Xi măng thì để xây, còn phân lân để bón ruộng đấy. Không phải cho vào trộn với chè đâu”. Cứ tưởng ông Dũng chối theo, nào ngờ vị trưởng thôn tiếp tục thể hiện sự thẳng thắn: "Làm chè thì cứ nói làm chè sợ gì ai mà không nói".

Rồi ông tường tận chỉ cho chúng tôi quy trình khép kín để sản xuất một mớ chè bẩn. “Đầu tiên phải xào chè tươi lên rồi vò bằng máy. Trong quá trình vò thì chế biến bằng cách trộn phụ gia vào rồi quay đến lúc chè và xi măng, phân bón trộn đều vào nhau thì mang ra phơi. Phơi một nắng lại cho vào máy quay khô rồi đóng bao bì chờ thương lái đến tận nhà thu gom. Khỏe lắm. Cứ đóng vào bì thương lái đến tận nhà lấy. Sáng sao chè thì chiều bán được, tiền tươi thóc thật luôn”.

Thế có biết làm chè bẩn như thế là vi phạm Luật ATTP không? Tôi hỏi, và điều này ông Dũng cũng biết luôn, nhưng ông lại “nói thẳng một câu vuông đét” rằng: “Cứ cái gì có lợi thì mình làm, thương lái họ đòi hỏi sao thì mình làm như vậy. Còn việc họ bán đi đâu chúng tôi không cần biết. Kể cả khi họ bán lại cho mình cũng nên, biết làm sao được”. Nói rồi ông Dũng cứ thì thụt cảm ơn Cty TNHH Trung Dũng, một DN thu mua chè ở xã Thái Hòa vì “từ trước đến nay, họ lúc nào cũng thu mua chè cho chúng tôi, kể cả chè bẩn”.

Trưởng thôn “đi đầu” làm chè bẩn nên chẳng trách đến Lúng Khê có cảm giác “mỗi nhà một máy sấy” và cuộc sống của vùng quê này chỉ dựa chủ yếu vào sản xuất chè bẩn. 

Bao phân bón để ngay lò chế biến nhà trưởng thôn

1 kg chè khô chứa 1/3 chất thải

Kết quả này được ông Đào Quyết Thắng, PGĐ Cty TNHH Chè Hưng Anh đúc rút trong quá trình tìm hiểu công thức chế biến “siêu lợi nhuận” đang trở thành cơn sốt tại các xã Thái Hòa, Đức Ninh, Tứ Quận….

Dân sấy chè gọi thông số chênh lệch giữa chè khô và chè tươi là tỷ lệ K. Thông thường, để có được một kg chè khô cần tới 4-5 kg chè tươi. Nhưng với “công nghệ bẩn” hiện tại, các lò sấy chè ở Hàm Yên chỉ cần chưa đầy 3kg chè tươi là đã "đủ đô" cho một kg chè khô. Ông Thắng cũng không ngần ngại khẳng định: “Chẳng có gì khó hiểu, dân sấy chè trong vùng sử dụng xi măng, phân bón trộn vào vừa tăng trọng lượng vừa “làm đẹp” cho chè. Tôi biết vì nhìn thấy trực tiếp họ làm và bản thân gia đình có con em làm công nhân của công ty này tiết lộ”.

Sự khác biệt của chè bẩn

Sự khác biệt của chè bẩn

Để chứng minh sản phẩm của công nghệ sản xuất chè bẩn bẩn đến mức nào, ông Thắng làm một thí nghiệm. Hai nhúm chè chừng 5g cho vào hai cốc khác nhau rồi đổ nước sôi vào pha. Cốc chè bẩn có nước đục như nước xi măng, đáy cốc đọng lại cặn có thể vón thành cục. Còn bã chè sờ bằng tay thấy sạn lổm nhổm, lật đi lật lại có màu đen sì như bị cháy. “Nhìn thế này có ai dám uống không”.

Cũng theo ông Thắng, chuyện làm chè bẩn ở đây bắt đầu từ những năm 2007, khi cơn sốt “chế biến” chè vàng với công thức “chè + bùn đất” đem lại lợi nhuận lớn cho các chủ cơ sở. Lâu dần thành lệ, cứ độ từ tháng 5 đến tháng 7, các chủ lò lại gom chè tươi chế biến thành chè bẩn kiếm lời. “Lời lãi thì kinh khủng lắm. Nếu đủ chè, đủ máy có thể giàu lên từ làm chè bẩn chứ chẳng chơi”.

Để chứng minh nhận định “lãi kinh khủng” của mình ông Thắng phân tích: Một tạ chè tươi có giá 300 ngàn, nếu không cho phụ gia vào mà sản xuất theo kiểu thông thường thì chỉ được chừng 18,5 kg chè khô. Lợi nhuận chỉ được khoảng 100 ngàn. Nếu làm đúng công nghệ sạch này thì có lẽ chẳng gia đình nào đầu tư máy móc làm gì. Trong khi đó, cũng một tạ chè tươi nếu cho thêm chất phụ gia vào như cách làm phổ biến hiện nay ở các chủ lò sấy sẽ chế được hơn 30 kg chè khô. Nhân với giá thị trường tầm 28 ngàn/kg sẽ được gần 800 ngàn, lãi ròng 500 ngàn nên chả trách dân cứ lao vào.

“Đầu vào” của công nghệ sản xuất chè bẩn cũng cực kỳ đơn giản. Một máy vò và trộn chè, một máy quay tổng cộng hết khoảng 5 triệu đồng đã được xem là đầy đủ. Mỗi bộ máy như thế có công suất tầm 2 tạ chè/ngày, có thể mang lại cho gia chủ khoản lãi lên đến 2 triệu đồng.

Vậy lượng chè bẩn này đi đâu? Ông Thắng bảo rằng ở Thái Hòa có một cơ sở chuyên thu gom tất cả các loại chè trong dân. Đó là cơ sở mà ông trưởng thôn Lũng Khê cứ thì thụt cảm ơn. Vào vụ chè như hiện nay, bình quân cứ hai ngày thì cơ sở này xuất đi Trung Quốc một xe chừng 20-25 tấn chè khô.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm