| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh những loài vật bị đông cứng trong băng tuyết

Thứ Sáu 19/01/2018 , 07:05 (GMT+7)

Gần đây, do biến đổi khí hậu, thời tiết trở nên khắc nghiệt, lạnh thì thấu xương, khiến nhiều loài vật bỗng dưng bị băng giá làm đông cứng.

1. Cáo rừng bị kẹt trong băng

Đầu năm 2017, Franz Stehle, thợ săn người Đức đã phát hiện thấy khối băng khổng lồ bên trong còn nguyên một con cáo rừng trên sông Danube.

 

Franz Stehle đã cùng một số người khai quật và tạo ra khối băng vuông vắn đem về trưng bày bên ngoài khách sạn của gia đình ở Fridingen. Cũng theo Franz Stehle, cảnh tượng nói trên không phải là hiếm, ông đã từng chứng kiến nhiều con vật khi vượt qua mặt nước đông lạnh  đã bị thiệt mạng, kể cả loài ong hay heo rừng. Với kinh nghiệm này, Franz Stehle  khuyến cáo mọi người không nên làm việc dưới nước khi xuất hiện những đợt giá lạnh đột ngột.
 

2. Cá đóng băng vì thiếu oxy

Tháng Giêng 2017, Bộ Nội vụ Mỹ (DoI) đã chia sẻ bức ảnh đẹp trên trang Twitter của Kelly Preheim, một du khách thường xuyên đến Khu Bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Hồ Andes, chụp năm 2015, mô tả cả một đàn cá bị đóng băng vì thiếu oxy.

 

Giải thích bức ảnh, Kellycho biết đây là những con cá chép và một số loài cá khác bỗng dưng bị “lạnh đông” do nước hồ cực lạnh. Trước đó, hạn hán kéo dài nên nước hồ cạn kiệt, vừa cạn nước, thiếu dưỡng khí lại lạnh nên những con cá này không thể sống nổi. Khi băng dày bởi tuyết phủ thêm đã chặn ánh nắng mặt trời, làm cho tảo và thực vật không thể quang hợp được để sản sinh oxy. 

Một khi thực vật thủy sinh và tảo chết và phân hủy, nó cũng cần đến oxy, khiến oxy cạn nhanh hơn, làm cho cá thiếu dưỡng khí nên chết rất nhanh.
 

3. Nai chết cứng khi đang bơi

Bức ảnh chúng ta đang xem mô tả con nai được tìm thấy ở giữa một chiếc hồ gần Bodo ở phía bắc Na-uy. Chuyện xảy ra sau khi băng tan, con nai cố gắng bơi qua qua hồ nhưng do quá lạnh, làm cho cơ thể của nó bất hoạt, các mạch máu đông cứng.

 

Bà Inger Sjoberg, 47 tuổi người đã phát hiện thấy con vật tại Kosmo Lakr, Valnesfjord ngày 29 tháng 12 năm 2015 đã chụp được bức ảnh nói trên. Sau khi bức ảnh được công bố, nó thu hút rất đông sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là nhóm  bảo vệ môi trường, và trẻ em sau khi con vật này được đưa ra trưng bày trước dư luận.
 

4. Ếch cũng bị “lạnh đông”

Ếch là loài bò sát có có khả năng thích nghi tốt  với môi trường nhưng khi thời tiết lạnh đột ngột chúng cũng không thể tồn tại được. Mới đây, nhiếp ảnh gia người Na-uy, Svein Nordrum, đã chụp được bức ảnh khá sinh động, một con ếch khi đang trượt băng trên hồ Bindingsvann, ngoại ô Oslo đã bị đóng băng, trông xa như thể sắp nhảy.

 

Theo Svein Nordrum, trông vào bức ảnh người ta có cảm giác con ếch này đang ngủ đông, nhưng thật đáng buồn, nó không nhảy được mà đã đông cứng. Sự tụt nhiệt độ quá nhanh khiến loài lưỡng cư này không thể chống chọi được, đây chính là thời điểm con ếch đực nói trên liều mình qua hồ để tìm bạn tình.

(Theo Oddee.com- 1/2018)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm