| Hotline: 0983.970.780

Cần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để gỡ thẻ vàng EC

Thứ Năm 16/06/2022 , 13:58 (GMT+7)

Tại buổi việc với VASEP, ngành thủy sản Khánh Hòa đã nêu những tồn tại, khó khăn trên địa bàn tỉnh cần Chính phủ, Bộ, ngành tháo gỡ để gỡ ‘thẻ vàng’ của EC.

Sáng 16/6, đoàn công tác của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) do bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP làm trưởng đoàn đã làm việc với Chi cục Thủy sản Khánh Hòa để nắm bắt các thuận lợi và khó khăn trong công tác chứng nhận thủy sản khai thác và các nhiệm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Đoàn VASEP làm việc Chi cục Thủy sản Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Đoàn VASEP làm việc Chi cục Thủy sản Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Ông Nguyễn Như Đào, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, thời gian qua tỉnh Khánh Hòa đã vào cuộc quyết liệt về IUU nhằm góp phần gỡ “thẻ vàng” của Ủy Ban Châu Âu (EC).

Nhờ vậy từ năm 2018 đến năm 2020, tàu cá trong tỉnh không vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ. Tuy nhiên từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có 4 tàu bị nước ngoài bắt giữ, dù tàu đang đánh bắt tại vùng biển Việt Nam. Phía Chi cục Thủy sản có bằng chứng chứng minh vị trí tọa độ rõ ràng tàu cá đánh bắt bị bắt giữ. Do đó, vấn đề này Chính phủ, Bộ ngành liên quan cần sớm làm rõ ranh giới vùng biển chồng lấn các nước để ngư dân yên tâm bám biển.

Bên cạnh đó, đến nay tỉnh Khánh Hòa đã trên 90% tàu đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và hiện chỉ còn 20 tàu chưa lắp đặt. Nguyên nhân các tàu này thường xuyên đánh bắt thua lỗ nên không có khả năng lắp lặt thiết bị. Do đó, theo quy định những tàu chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình thì không đủ điều kiện để ra khơi và buộc phải nằm bờ.

Thời gian qua ngư dân Khánh Hòa không đánh bắt vùng biển nước ngoài. Ảnh: KS.

Thời gian qua ngư dân Khánh Hòa không đánh bắt vùng biển nước ngoài. Ảnh: KS.

Một vấn đề khó khăn nữa mà ngành thủy sản Khánh Hòa nêu đó là tàu bị mất kết nối thiết bị giám sát hành trình gây khó khăn cho cơ quan quản lý, cũng như ảnh hưởng đến hồ sơ xét duyệt hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân. Do đó, Bộ, ngành cần sớm hoàn thiện vấn đề này.

Về công tác chứng nhận và xác nhận thủy sản, ông Lữ Thanh Phong, phụ trách phòng Khai thác và phát triển nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa cho biết, Chi cục luôn tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc cấp giấy xác nhận nguyên liệu khai thác thủy sản (SC) và giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (CC). Trước đây, việc cấp giấy chứng nhận và xác nhận là một nhưng nay tách ra thành hai. Theo đó, các BQL cảng cá thực hiện công tác xác nhận. Sau đó, Chi cục Thủy sản thực hiện công tác chứng nhận.

Ngư dân nộp nhật ký khai thác sau khi tàu cập cảng Hòn Rớ. Ảnh: KS.

Ngư dân nộp nhật ký khai thác sau khi tàu cập cảng Hòn Rớ. Ảnh: KS.

Tuy nhiên phía cơ quan quản lý nhà nước là Chi cục Thủy sản cần phải kiểm tra, giám sát lại đối với BQL cảng cá cấp xác nhận (SC) có đúng hay không. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra cho thấy, các BQL cảng cá thường cấp thiếu sót một số dự liệu, nhất là các doanh nghiệp đề xuất về Chi cục lấy giấy xác nhận (CC) từ các tỉnh ngoài.

Ngoài ra, hiện tỉnh Khánh Hòa có cảng cá Hòn Rớ thực hiện việc xác nhận nguyên liệu khai thác thủy sản, tuy nhiên cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng với quy mô lượng tàu cập cảng.

Trước những khó khăn, bất cập của ngành thủy sản Khánh Hòa, phía VASEP đã tổng hơp, ghi nhận để báo cáo Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương để từng bước tháo gỡ cho địa phương.

Các doanh nghiệp chế biến thu mua cá ngừ sọc dưa cho ngư dân. Ảnh: Kim Sơ.

Các doanh nghiệp chế biến thu mua cá ngừ sọc dưa cho ngư dân. Ảnh: Kim Sơ.

Được biết, sau buổi làm việc Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, đoàn VASEP tiếp tục làm việc với BQL cảng cá Hòn Rớ để nắm bắt công tác kiểm tra tàu cá xuất, cập bến, ghi chép, đo lường sản lượng, loài hải sản khai thác cập bến, xác nhận nguyên liệu và các nhiệm vụ chống khai thác IUU.

Chiều cùng ngày, VASEP sẽ tặng vở viết có in bìa thông điệp khai thác có trạch nhiệm và chống IUU cho 2 trường THCS Nguyễn Hiền và Trường Tiểu học cơ sở Phước Hải 3 tại TP Nha Trang. Sau đó, VASEP làm việc các doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Hải Vương, Tín Thịnh, Phillips Seafood Việt Nam để trao đổi hoàn thiện, tài liệu hồ sơ quản lý IUU.

Tại buổi làm việc, đai diện Công ty TNHH Hải Vương, đơn vị xuất khẩu cá ngừ hàng đầu Việt Nam (tại Khánh Hòa) đã nêu khó khăn hiện nay trong việc xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Tây Ban Nha, từ khi EU phạt “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Theo đó, thị trường Tây Ban Nha kiểm soát rất chặt việc xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Vì vậy những lô hàng xuất khẩu đánh bắt trên 20 ngày đều bị nước này trả về. Do đó, cơ quan chức năng cần chứng minh cho nước họ thấy, vấn đề tàu đánh bắt cá ngừ của chúng ta trên 20 ngày trở về nhưng sản phẩm vẫn được bảo quản chất lượng tốt.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.