| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ chủ động tìm giải pháp ứng phó trước thiên tai

Chủ Nhật 14/05/2023 , 10:34 (GMT+7)

TP Cần Thơ đang gấp rút thi công nhiều công trình và có các giải pháp sẵn sàng ứng cứu, đề phòng thiên tai xảy ra bất ngờ trước mùa mưa bão.

Thi công đoạn bờ kè sông Ô Môn, TP Cần Thơ. Ảnh: Minh Đảm.

Thi công đoạn bờ kè sông Ô Môn, TP Cần Thơ. Ảnh: Minh Đảm.

Thiên tai bất thường

Vùng ĐBSCL thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm. TP Cần Thơ ở vị trí trung tâm vùng từng được xem là “mưa thuận, gió hòa”, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những cơn bão từ biển Đông. Hàng năm mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.

Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động ngày càng rõ rệt trên phạm vi toàn vùng. Riêng tại TP Cần Thơ, diễn biến thời tiết cực đoan, mưa nắng thất thường. Thiên tai năm 2022 vừa qua có 7 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó có 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Vùng ĐBSCL và TP Cần Thơ chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi hoàn lưu các cơn bão và ATNĐ.

Theo ghi nhận và đánh giá hậu quả thiên tai do Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PTDS-PCTT&TKCN) TP Cần Thơ, trong những năm qua trên địa bàn thành phố thường xuyên diễn ra các loại hình thiên tai như mưa kèm giông lốc. Nghiêm trọng và đáng lo ngại là tình hình sạt lở bờ sông diễn biến ngày càng phức tạp. Năm 2022 có 13 điểm sạt lở và xảy ra 4 đợt triều cường với mức đỉnh triều vượt báo động 3.

TP Cần Thơ nằm về phía hạ lưu, hữu ngạn sông Hậu. Do đặc điểm tự nhiên, thành phố có địa hình bằng phẳng trải rộng với nhiều sông, rạch chằng chịt tỏa về phía Nam, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp và triều cường hàng năm.

Giải pháp ứng phó

Thiên tai để lại hậu quả nặng nề và chưa có dấu hiệu giảm theo thời gian. Mỗi năm, hàng chục cơn mưa lớn kèm theo dông lốc làm sập nhà, tốc mái gây thiệt hại về tài sản nặng nề cho người dân, cơ sở hạ tầng hư hao.

Trong khi đó tình trạng sạt lở bờ sông khiến người dân nơm nớp lo sợ. Trên địa bàn thành phố đã xảy ra 13 điểm sạt lở. Tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt lở là 364m, gây thiệt hại trên 3,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tình trạng ngập lụt do triều cường cũng được ghi nhận. Đặc biệt năm 2022 ghi nhận đỉnh triều cường đạt mức kỷ lục 2,27m (trên mức báo động III là 0,27m, cao hơn đỉnh triều cường lịch sử năm 2019: 0,02m).

Triều cường gây ngập ở khu vực trung tâm thương mại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Triều cường gây ngập ở khu vực trung tâm thương mại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Theo dự báo, từ tháng 5/2023 mùa mưa bắt đầu ở khu vực Nam bộ. Tại TP Cần Thơ thường bất ngờ xảy ra các đợt triều cường giữa mùa khô, gây ngập lụt sâu nhiều tuyến đường chính ở khu đô thị trung tâm quận Ninh Kiều.

Ông Nguyễn Quý Ninh, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ, cho biết, để giảm thiểu rủi ro, kịp thời chủ động ứng phó hiểm họa thiên tai, từ đầu năm 2023, TP Cần Thơ đã triển khai nhiều công trình cấp bách khắc phục các điểm có nguy cơ sạt lở cao.

Cuối tháng 4 vừa qua, công trình xây dựng bờ kè sông Ô Môn đoạn từ Rạch Vàm đến bến đò Tầm Vu (bờ phải) đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Ngoài ra, tiếp tục thi công công trình bờ kè sông Ô Môn, sông Bình Thủy...

Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ cũng đang phối hợp với địa phương khảo sát, gắn biển cảnh báo tất cả điểm "nóng" nguy cơ cao gây sạt lở bờ sông để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản người dân trước mùa mưa, lũ.

Vào các thời điểm triều cường đạt đỉnh, trên địa bàn TP Cần Thơ gặp nhiều bất lợi, trở ngại lớn trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Cơ sở hạ tầng, một số khu vực nhà ở của người dân chưa đảm bảo an toàn trước thiên tai.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Thủy lợi - nền tảng vững chắc cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Đồng Tháp Các hệ thống thủy lợi nội đồng giúp kiểm soát nguồn nước hiệu quả hơn, nhờ đó nông dân có thể canh tác 3 vụ lúa/năm với năng suất tăng 15% so với trước đây.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.