| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thứ Ba 18/04/2023 , 12:52 (GMT+7)

Cần Thơ bước đầu thiết lập vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nhiều cơ sở chuyển đổi hướng tới chăn nuôi bền vững, an toàn.

Trại chăn nuôi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở TP. Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Trại chăn nuôi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở TP. Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

TP. Cần Thơ hiện có 291 trang trại chăn nuôi. Trải qua các đợt dịch bệnh bùng phát như cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả heo Châu Phi, các cơ sở, trại chăn nuôi từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng trang trại, chăn nuôi công nghiệp và dịch chuyển ra xa các khu dân cư, khu đô thị ở các huyện ngoại thành. Đặc biệt, nhiều trại gia súc, gia cầm tạo chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Ông Lê Trung Hoàng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ nhận xét: Hiện hoạt động chuyển đổi phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP được định hình. Thành phố xây dựng 4 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, thực hiện hỗ trợ xây dựng 9 mô hình chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAHP và 12 mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật.

Các cơ sở, trại chăn nuôi thực hiện mô hình theo hướng xây dựng cơ sở, hình thành vùng chăn nuôi an toàn dịch sẽ có nhiều lợi ích trong viêc quản lý chất lượng giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi. Quản lý môi trường chăn nuôi có nhiều tiến bộ trong công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi được áp dụng trong sản xuất, kỹ thuật chăn nuôi của người chăn nuôi được nâng cao. Qua đó đàn gia súc và gia cầm thành phố phát triển ổn định.

Đến nay, sản lượng sản phẩm chăn nuôi của thành phố đang dần đáp ứng được nhu cầu của thị trường tại địa phương. Trong đó, thịt trâu bò đáp ứng khoảng 40% nhu cầu thị trường, thịt heo đáp ứng khoảng 70 - 80% nhu cầu thị trường, thịt gia cầm đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu thị trường và xuất sang các tỉnh bạn. Đồng thời, giảm bớt tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi nhập từ các tỉnh lân cận về thành phố.

Xây dựng chuồng trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Ảnh: Hữu Đức.

Xây dựng chuồng trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Ảnh: Hữu Đức.

Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra phức tạp, đặc biệt bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả heo Châu Phi và bệnh dại đã và đang xảy ra tại nhiều địa phương trong nước. Để khống chế và thanh toán các bệnh nhằm hướng tới nền chăn nuôi bền vững, an toàn, đáp ứng yêu cầu của hội nhập, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người chăn nuôi công tác xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố.

Trong năm 2022, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ đã tổ chức 5 lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh với 340 người tham dự. Chi cục hỗ trợ xây dựng và cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh dịch tả heo Châu Phi cho 4 cơ sở chăn nuôi heo, hỗ trợ xây dựng và cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng cho 4 cơ sở chăn nuôi trâu trên địa bàn thành phố. Tính từ từ năm 2021 đến nay, bàn thành phố đã có 12 cơ sở chăn nuôi heo, trâu bò được chứng nhận an toàn dịch bệnh.

Theo ông Hoàng, việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm dịch vận chuyển khi xuất bán. Cơ sở chăn nuôi được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật.

Đồng thời, được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch. Đó là lợi thế rất lớn khi mà diễn biến dịch bệnh động vật hiện nay đang phức tạp. 

Hơn nữa vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh được được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh còn giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh của trại (với tất cả các bệnh), cải tiến và nâng cao việc quản lý trang trại, cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường, nhất là đối với các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần tích cực xây dựng và củng cố thương hiệu.

Xem thêm
Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.