| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ, Hậu Giang: Sản xuất hạt giống lúa lai F1 trúng mùa

Thứ Sáu 19/07/2019 , 17:55 (GMT+7)

Nông dân sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang trúng mùa, có thu nhập cao.

Nhiều năm qua nông dân SX lúa lai thành công ở TP Cần Thơ. Ảnh: HP.

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai Dự án xây dựng mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1, tổ hợp HR182 tại TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang với quy mô diện tích 70 ha, gồm 66 hộ tham gia. Trong đó tại xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ 50 ha, có 50 hộ tham gia; tại xã Long Trị A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 20 ha, có 16 hộ tham gia.

Các hộ tham gia sản xuất được tập huấn kỹ thuật sản xuất và hỗ trợ 100% giống bố mẹ, 30% phân bón, thuốc BVTV và vật tư chuyên dùng cho sản xuất hạt giống lúa lai F1.

Kết quả, năng suất hạt lai F1 HR182 đạt gần 28 tạ/ha (TP Cần Thơ đạt trên 28,6  tạ/ha và Hậu Giang đạt trên 26,1 tạ/ha), vượt 7% so với yêu cầu dự án. Tổng sản lượng hạt giống thu trên 195 tấn, vượt trên 13 tấn so với kế hoạch. Toàn bộ lô hạt giống F1 của 2 điểm mô hình đều được kiểm định đồng ruộng, kiểm nghiệm hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định và được Công ty CP Giống cây trồng miền Nam thu mua với giá 26.500 đ/kg.

Các hộ nông dân tham gia sản xuất hạt giống lúa lai thu lãi bình quân trên 31 triệu đồng/ha, vượt 238% so với sản xuất lúa thương phẩm.

Đây là mô hình liên kết giữa TTKN Quốc gia - doanh nghiệp và nông dân sản xuất và cung ứng hạt giống lúa lai F1, nhằm chủ động kiểm soát chất lượng hạt giống, giảm giá giống, cạnh tranh với hạt giống nhập khẩu, tăng thu nhập cho nông dân; đồng thời góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất hạt giống lúa lai F1 cho các địa phương.

Trong 3 năm (2017-2019) qua, TTKN Quốc gia triển khai Dự án Phát triển mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại Lào Cai, Hải Phòng, Đắk Lắk, Quảng Nam, Cần Thơ, Hậu Giang.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.