| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ: Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thứ Ba 27/09/2022 , 17:33 (GMT+7)

Cần Thơ Cần Thơ đẩy mạnh các mô hình sản xuất hữu cơ hiệu quả và có tính bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ. Ảnh: Trọng Linh.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ trở thành xu hướng tất yếu của nông nghiệp thế giới. Không đứng ngoài cuộc, ngành nông nghiệp Việt Nam đã từng bước đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, coi đây là hướng đi bền vững góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại như tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất... tiến tới đưa nông sản nước ta đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh những thị trường lớn, giàu tiềm năng.

Thời gian qua, để giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã tích cực phối hợp với các đơn vị và doanh nghiệp hỗ trợ nông dân thực hiện các mô hình hiệu quả trong sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học nhằm giảm lượng sử dụng phân bón và thuốc BVTV hóa học.

Xoay quanh vấn đề này PV Báo NNVN có cuộc trao đổi với ông Trần Thái Nghiêm – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ.

Thưa ông Trần Thái Nghiêm – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, thông qua việc nhân rộng các mô hình sản xuất sinh học an toàn, đã mang lại hiệu quả như thế nào đối với nông dân?

Đối với TP Cần Thơ, thời gian qua ngành nông nghiệp đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Một trong những giải pháp được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ tập trung là thực hiện đẩy mạnh khuyến cáo cho nông dân tăng thêm việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học, để chăm sóc và phòng trị bệnh trên các loại cây trồng.

Mô hình sản xuất nhã Idor an toàn tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình sản xuất nhã Idor an toàn tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay, trước điều kiện giá cả các mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, thì các loại phân bón hữu cơ, phân bón sinh học với đặc điểm giàu các thành phần hữu cơ, có nhiều vi sinh có lợi để góp phần vun bồi cho hệ sinh thái, môi trường của các loại cây trồng.

Thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, bảo đảm an toàn, nhất là các sản phẩm hữu cơ của người dân ngày càng tăng cao, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh được phát triển và nhân rộng. Hầu hết các mô hình đều khẳng định được hiệu quả và tính bền vững, góp phần tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Qua nhiều chuyến công tác thực tế trao đổi với bà con nông dân, chúng tôi nhận thấy vẫn còn tâm lý e ngại khi sử dụng các sản phẩm sinh học cho cây trồng vì lý do sợ năng suất không đạt cao. Ông có chia sẻ gì với bà con nông dân về vấn đề này, để định hướng nông dân dần dần chuyển đổi sản xuất theo hướng an toàn?

Hiện nay, thì ngành nông nghiệp TP Cần Thơ cũng đang tiếp tục kiên trì khuyến cáo nông dân thực hiện các giải pháp sản xuất theo hướng an toàn sinh học, thứ nhất, là tăng cường sử dụng các loại phân bón  hữu cơ, phân bón sinh học hay thuốc BVTV an toàn theo nguyên tắc “4 Đúng” . Đồng thời, đẩy mạnh khuyến cáo các giải pháp tiên tiến nhất trong quá trình canh tác, góp phần sử dụng hiệu quả phân bón, sản xuất an toàn.

Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã tập trung thực hiện các kế hoạch xây dựng các vùng ăn trái chuyên canh, gắn với chứng nhận chất lượng VietGAP, đồng thời xây dựng các nhãn hiệu. Đối với các giải pháp được ngành nông nghiệp thành phố đưa ra phải đẩy mạnh, khuyến cáo và xây dựng mô hình để tạo ra sức lan tỏa tạo ra những giải pháp sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, cùng các giải pháp sản xuất tiên tiến.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ trở thành xu hướng tất yếu của nông nghiệp thế giới. Ảnh: Trọng Linh.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ trở thành xu hướng tất yếu của nông nghiệp thế giới. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay, phần lớn tập quán của nông dân còn sử dụng phân hóa học còn rất nhiều, để hướng người dân không còn e ngại mà chuyển sang phân hữu cơ thì ông có chia sẻ gì với bà con nông dân?

Khi chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất theo hướng hiện đại, an toàn sinh học thì nông dân cũng cần có trình tự, quá trình khảo nghiệm trên vùng đất của mình, tùy từng địa phương, tùy theo thổ nhưỡng, tùy theo giống cây trồng, mà đưa ra giải pháp phù hợp.

Tuy nhiên, về phía ngành nông nghiệp TP Cần Thơ, trong thời gian qua đã tập trung đẩy mạnh việc, khuyến cáo bà con nông dân sử dụng phân hữu cơ theo hướng tự chế, sử dụng các phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp  như: Cỏ, rơm, một số phụ phẩm nông nghiệp để làm sản phẩm hữu cơ, cộng với các loại nấm vi sinh hỗ trợ cho hệ sinh thái trong đất.

Ngoài ra, đẩy mạnh sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đây là một trong những giải pháp tiến bộ của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, cũng như TP Cần Thơ nói riêng trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học cũng cần bảo vệ các nguyên tắc “4 Đúng”  và thời gian cách ly đảm bảo an toàn, từ đó tạo ra những sản phẩm an toàn, nâng cao được chất lượng, giá trị của sản phẩm.

Đối với mã số vùng trồng thì mục tiêu di nhất của ngành nông nghiệp TP Cần Thơ là  truy xuất được nguồn gốc cho nông sản. Ảnh: Kim Anh.

Đối với mã số vùng trồng thì mục tiêu di nhất của ngành nông nghiệp TP Cần Thơ là  truy xuất được nguồn gốc cho nông sản. Ảnh: Kim Anh.

Hiện, nay công tác cấp mã số vùng trồng trên địa bàn TP Cần Thơ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Đối với mã số vùng trồng thì mục tiêu di nhất của ngành nông nghiệp TP Cần Thơ là  truy xuất được nguồn gốc cho nông sản. Muốn là được điều này thì bắt buộc nông dân phải thực hiện các quy trình sản xuất và quy mô mã số vùng trồng. Đối vườn cây ăn trái từ 10 ha trở lên mới được cấp mã số vùng trồng.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT giao Chi cục BVTV thành phố Cần Thơ là đơn vị cấp mã số vùng trồng  phục vụ xuất khẩu nông sản, trước đây Chi cục BVTV thành phố là đơn vị vừa cấp, vừa thẩm định vườn. Tuy nhiên, trong năm 2021 đến nay, phía Chi cục BVTV có văn bản giao nhiệm vụ cho Chi cục BVTV ở từng địa phương để thẩm định, sau khi có kết quả gửi lên Chi cục BVTV thành phố để cấp mã số vùng trồng.

Nếu có được mã số vùng trồng thì bà con nông dân, THT, HTX sẽ có nhiều lợi thế, ví dụ 1 HTX được doanh nghiệp liên kết để hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, thì HTX đó sẽ được xuất khẩu sang nước mà doanh nghiệp đã đăng ký. Còn nếu, HTX tự mình để đăng ký cấp mã số vùng trồng, thì HTX sẽ có ưu thế mời gọi nhiều doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu các mặt hàng nông sản HTX đang trồng để liên kết.

Nếu để được cấp mã số vùng trồng thì nông dân, THT, HTX phải đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, ghi chép sổ nhật ký, nếu chưa ghi chép được bằng sổ điện tử thì có thể ghi chép sổ nhật ký bằng cách viết tay cũng có thể đáp ứng yêu cầu cấp mã số vùng trồng.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia có quy định khi đăng ký mã số vùng trồng họ sẽ trước tra về mặt kiểm dịch thực vật. Ví dụ, đối với Hoa Kỳ khi gửi mã số đăng ký vùng trồng thì phía nước họ sẽ cử người qua tại vườn để kiểm tra kiểm dịch thực vật rồi mới thông qua và đồng ý cho mình xuất với khẩu nông sản sang với mã số vùng trồng đã xin.

Hiện nay, cũng có rất nhiều nông dân, HTX, doanh nghiệp lo lắng về quy trình xin cấp mã số vùng trồng, tuy nhiên thì vấn đề này hiện nay Cục BVTV đã giao các Chi cục ở các địa phương hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cho người dân.

Vâng, xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm