| Hotline: 0983.970.780

Cảng cá Bình Định tăng cường phòng ngừa dịch Covid-19

Thứ Ba 25/05/2021 , 15:35 (GMT+7)

Mùa trăng là thời điểm tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Bình Định cập bờ tấp nập, hệ thống cảng cá tỉnh này tăng cường công tác phòng ngừa dịch Covid-19.

Rằm tháng Tư âm lịch, thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước, cũng là lúc hàng ngàn tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Bình Định hoàn tất chuyến biển, cập bờ để bán sản phẩm. Trong không khí mua bán thủy sản náo nhiệt, các cảng cá ở Bình Định tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 để bảo toàn sức khỏe cho ngư dân.

Để chủ động phòng ngừa dịch Covid-19, các cảng cá ở Bình Định triển khai nhiều giải pháp vừa tạo thuận lợi cho ngư dân thực hiện thủ tục ra vào cảng, vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 cho ngư dân và các chủ nậu hoạt động tại cảng.

Nhân viên cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) tuân thủ công tác phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: V.Đ.T

Nhân viên cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) tuân thủ công tác phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: V.Đ.T

Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế qua hệ thống loa phát thanh, ban quản lý các cảng cá ở Bình Định còn treo nhiều áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền trực quan về phòng chống dịch Covid-19.

Theo ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Ban quản lý cảng cá Bình Định, ngoài tàu cá của ngư dân trong tỉnh, còn có nhiều tàu cá của ngư dân các tỉnh, thành như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi cập vào các các cảng cá Tam Quan, Đề Gi và Quy Nhơn nằm trên địa bàn tỉnh Bình Định để bán sản phẩm và nghỉ trăng. Do đó, Ban quản lý cảng cá Bình Định chỉ đạo cán bộ, nhân viên túc trực 24/24 tại các cảng cá nói trên để thực hiện thủ tục cho ngư dân, chủ nậu và đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

“Đối với các xe ngoài tỉnh đến các cảng cá ở Bình Định từ vùng dịch theo thông tin của Bộ Y tế, như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi để vận chuyển thủy sản, 1 giờ trước khi vào các cảng cá các chủ nậu phải khai báo.

Đối với tàu thuyền, xe lạnh chở thủy sản phải thực hiện kiểm tra, khai báo y tế theo quy định; tài xế, người theo xe hạn chế ra khỏi xe, trường hợp cần ra ngoài phải tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19. Thuyền viên các tàu ngoài tỉnh khi cập cảng đều được yêu cầu hạn chế rời tàu, trừ trường hợp đi làm thủ tục khai báo và mua bán thủy sản”, ông Thiện cho hay.

Tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 cho ngư dân và các chủ nậu hoạt động tại cảng cá Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T

Tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 cho ngư dân và các chủ nậu hoạt động tại cảng cá Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T

Chị Nguyễn Thị Bình, một chủ nậu ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn, Bình Định), chia sẻ: “Mùa trăng này, nếu mua thủy sản của tàu ở ngoài tỉnh cập cảng cá Quy Nhơn bán sản phẩm, theo hướng dẫn của ngành chức năng tôi phải báo cáo rõ ràng để thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch Covid-19 khi hoạt động tại cảng”.

Theo ông Nguyễn Văn Thiện, Giám đốc Ban quản lý cảng cá Bình Định, vào cuối tháng 4/2021 đến nay, UBND huyện Phù Cát đã thành lập, duy trì chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại cảng cá Đề Gi. Chốt kiểm dịch gồm lực lượng của Ban quản lý cảng cá Đề Gi, Trung tâm y tế huyện, Bộ đội biên phòng, Công an, dân quân túc trực những ngày cao điểm để thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn khi ngư dân, chủ nậu, tài xế xe chở hàng ngoài tỉnh đến cảng trong mùa trăng. Còn ngày thường thì nhân viên của cảng và Bộ đội biên phòng sẽ đảm trách công việc này.

Ở TX Hoài Nhơn, địa phương có lực lượng tàu cá đánh bắt xa bờ nhiều nhất Bình Định cũng đã lập chốt kiểm dịch Covid-19 tại Trạm kiểm soát Biên phòng Tam Quan. Trung bình mỗi mùa trăng có hơn 1.000 tàu cá ra vào cảng cá Tam Quan, nên Bộ đội biên phòng đóng ở đây vừa quản lý tàu cá, thực hiện thủ tục cho ngư dân, vừa cử lực lượng tham gia chốt kiểm dịch Covid-19 để đảm bảo kiểm soát, ngăn ngừa dịch Covid-19 xâm nhập vào địa phương từ đường biển.

Ngư dân về cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) bán sản phẩm được lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa dịch Covid-19 xâm nhập vào địa phương từ đường biển. Ảnh: V.Đ.T

Ngư dân về cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) bán sản phẩm được lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa dịch Covid-19 xâm nhập vào địa phương từ đường biển. Ảnh: V.Đ.T

“Tôi làm thủ tục nhập cảng được cán bộ của chốt kiểm dịch tại cảng Đề Gi yêu cầu đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt. Lực lượng cức năng còn dặn dò tôi mua khẩu trang cho bạn tàu đeo vào, hạn chế tập trung đông người tại cảng.

Tôi thấy công tác phòng chống dịch Covid-19 tại cảng cá Đề Gi được thực hiện rất chặt chẽ, ngư dân đều nắm rõ và chấp hành nghiêm cẩn”, ngư dân Trần Văn Lên, ở xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), chia sẻ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm