| Hotline: 0983.970.780

Cảnh báo sâu bệnh hại vải

Thứ Hai 27/04/2020 , 15:31 (GMT+7)

Một số đối tượng sâu hại, đặc biệt nguy hiểm là sâu đục cuống quả vải dự báo sẽ phát sinh và gây hại gia tăng trong thời gian tới, cần triệt để phòng trừ.

Theo Cục BVTV, diện tích vải niên vụ 2020 toàn tỉnh Bắc Giang khoảng trên 28.000 ha, thời gian thu hoạch dự kiến từ ngày 20/5 -5/6/2020, vải chính vụ sẽ thu hoạch rộ từ ngày 10/6/2020. Hiện trà vải sớm đang giai đoạn kín cùi (6.000 ha); trà vải chính vụ đang giai đoạn phát triển quả (22.126 ha).

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đặc biệt lưu ý nguy cơ một số loại sâu hại, nhất là sâu đục cuống quả tại cuộc kiểm tra và làm việc ngày 26/4 với UBND tỉnh Bắc Giang về tình hình sản xuất và kế hoạch tiêu thụ vải năm 2020. Ảnh: Lê Bền

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đặc biệt lưu ý nguy cơ một số loại sâu hại, nhất là sâu đục cuống quả tại cuộc kiểm tra và làm việc ngày 26/4 với UBND tỉnh Bắc Giang về tình hình sản xuất và kế hoạch tiêu thụ vải năm 2020. Ảnh: Lê Bền

Thời gian qua, một số đối tượng sâu hại đã phát sinh và gây hại trên một số diện tích vải tại Bắc Giang. Cụ thể: Bọ xít nâu đã gây hại diện rộng các vườn vải, diện tích nhiễm 576 ha, nặng 10 ha (đã phòng trừ 430 ha). Bệnh Sương mai đã gây hại cục bộ, diện tích nhiễm 170 ha, nặng 10 ha (đã phòng trừ 322 ha). Bệnh thán thư gây hại cục bộ, diện tích nhiễm 81 ha, nặng 5 ha (đã phòng trừ 165 ha).

Đặc biệt, sâu đục cuống quả đã phát sinh và gây hại trên diện tích nhiễm 205 ha (đã phòng trừ 800 ha). Cục BVTV khuyến cáo thời gian tới, sâu đục cuống quả vải trưởng thành ra từ 20/4, rộ từ 25-30/4, đề nghị các địa phương kiểm tra, phòng trừ sau 25/4 trở đi ở giai đoạn quả kéo cùi.

Đối với bọ xít nâu, hiện bọ xít non vẫn tiếp tục nở, nhất là các vườn rậm rạp mật độ bọ xít cao, tiếp tục phòng trừ đến 30/4, khi bọ xít còn non cho hiệu quả cao nhất. Đối với bệnh thán thư, thời gian phòng trừ bệnh từ sau 25/4 trên những vườn bị nhiễm.

Tại Hải Dương, diện tích vải niên vụ 2020 khoảng 9.700 ha. Trong đó trà vải sớm dự kiến thu hoạch từ 5-30/5/2020, trà vải thiều dự kiến thu hoạch từ 01-25/6/2020. Trà vải sớm hiện đang giai đoạn đang giai đoạn vào cùi – đẫy cùi (2.200 ha); trà vải vải chính vụ khoảng 7.500 ha đang giai đoạn quả non (kích thước từ đậu quả đến quả bằng đầu đũa).

Tại tỉnh Hải Dương, dự báo sâu đục cuống quả vải sẽ phát sinh gây hại gia tăng thời gian tới. Ảnh: Kế Toại

Tại tỉnh Hải Dương, dự báo sâu đục cuống quả vải sẽ phát sinh gây hại gia tăng thời gian tới. Ảnh: Kế Toại

Cục BVTV cho biết thời gian qua, một số đối tượng sâu hại cũng đã phát sinh gây hại trên vải tại Hải Dương. Trong đó, rệp muội hại tỷ lệ 3-5% diện tích nhiễm 1,2 ha (đã phòng trừ 0,5 ha). Bọ xít nâu mật độ 0,5-1 con/cành, cao 2-3 con/cành, diện tích nhiễm hiện nay 70 ha (đã phòng trừ 2.500 ha). Sâu đo gây hại mật độ 0,5-1con/cành, diện tích nhiễm hiện nay 60 ha (đã phòng trừ 3.200 ha). Bệnh sương mai diện tích nhiễm 15 ha, đã phòng trừ 3.000 ha.

Ngoài ra, nhện lông mật độ nhung, bệnh chàm quả,... gây hại nhẹ. Đặc biệt, trưởng thành sâu đục cuống quả đang vũ hóa với mật độ tăng dần. Dự báo thời gian tới, sâu đục cuống quả vải sẽ phát sinh gây hại gia tăng, nhất là trên trà vải sớm, dự kiến phun sâu đục cuống quả trên trà vải sớm từ cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020. Vì vậy, cần phun trừ sâu đục cuống quả vải chính vụ từ cuối tháng 5/2020.

Đối với bọ xít nâu, dự báo sẽ gây hại gia tăng từ giữa tháng 4/2020. Vì vậy, khuyến cáo phun trừ từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5/2020. Bên cạnh đó, bệnh thán thư sẽ gây hại trên vải sớm tại Hải Dương từ giữa tháng 5/2020 và gây hại trên vải chính vụ từ đầu đến giữa tháng 6/2020 (đặc biệt là giữa đến cuối tháng 6).

Cục BVTV khuyến cáo cơ quan BVTV và nông dân cần phun phòng bệnh thán thư vào đầu tháng 5/2020 (trên trà vải sớm) và đầu tháng 6 (đối với trà vải chính vụ).

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất