| Hotline: 0983.970.780

Kết quả tiêm thí điểm vacxin viêm da nổi cục trâu bò khả quan

Thứ Bảy 26/12/2020 , 07:14 (GMT+7)

Cục Thú y và Công ty Amavet đang triển khai tiêm thử nghiệm lô vacxin phòng chống viêm du nổi cục Lumpyvac cho đàn trâu, bò một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Tiến hành tiêm thí điểm vacxin Lumpyvac và LumpyShied phongfm chống bệnh viêm da nổi cục tại tỉnh Hà Giang. Ảnh: Amavet.

Tiến hành tiêm thí điểm vacxin Lumpyvac và LumpyShied phongfm chống bệnh viêm da nổi cục tại tỉnh Hà Giang. Ảnh: Amavet.

Kết quả bước đầu cho thấy, việc tiến hành tiêm 2.000 liều vacxin Lumpyvac tại tỉnh Sơn La và 5.000 liều với tỉnh Hà Giang cho kết quả khả quan khi đàn vật nuôi không có những phản ứng tiêu cực nào với vacxin.

Trước tình hình xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trâu bò tại Việt Nam cũng như kết quả bước đầu của việc khoanh vùng, không chế, ngày 25/12, Bộ NN-PTNT có công văn 9128 báo cáo Thủ tướng Chính phủ cập nhật tình hình dịch bệnh.

Theo công văn của Bộ NN-PTNT, từ đầu tháng 10/2020, bệnh viêm da nổi cục lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và đến ngày 25/12/2020 dịch bệnh đã xảy ra tại 96 xã thuộc 37 huyện của 13 tỉnh, thành phố (bao gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Trị và Ninh Bình), với tổng số trên 1.319 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có 204 con chết, buộc phải tiêu hủy.

Bộ NN-PTNT nhận định, nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục tiếp tục lây lan nhanh, ở phạm vi rộng là rất cao do một số địa phương chưa triển khai quyết liệt, đồng bộ, xử lý dứt điểm và tiêu hủy gia súc khi mới xuất hiện dịch bệnh. Các véc tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu, truyền bệnh,…). Thói quen chăn thả trâu, bò trên các cánh đồng, bãi chăn thả chung còn khá phổ biến.

Nhu cầu vận chuyển, giết mổ trâu, bò các tháng cuối năm gia tăng mạnh, thời tiết thay đổi (mưa, rét ở miền Bắc, miền Trung; sau lũ lụt tại các tỉnh miền Trung). Điều kiện các hộ chăn nuôi, nhất là tại các tỉnh miền núi còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Giá trị kinh tế của trâu, bò là khá cao, do đó đã có tình trạng người chăn nuôi ở một số địa phương bán chạy, giết mổ gia súc bệnh,...

Kết quả tiêm thí điểm vacxin viêm da nổi cục ban đầu rất khả quan khi đàn gia súc được tiêm vẫn khỏe mạnh. Ảnh: Amavet.

Kết quả tiêm thí điểm vacxin viêm da nổi cục ban đầu rất khả quan khi đàn gia súc được tiêm vẫn khỏe mạnh. Ảnh: Amavet.

Đến nay, Bộ NN-PTNT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn rất cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, ngày 18/12/2020, Bộ NN-PTNT đã ban hành Công văn số 8985/BNN-TY về việc tổ chức tiêm thí điểm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò gửi UBND các tỉnh Thái Nguyên, Sơn La và Hà Giang.

Trong tháng 11/2020, Bộ cũng đã tổ chức 3 hội nghị để thống nhất, quán triệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung bệnh viêm da nổi cục vào Danh mục các bệnh phải công bố dịch theo quy định của Luật Thú y, cũng như khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và kinh nghiệm của các nước khác.

Chỉ đạo Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục tổ chức thực hiện ban hành văn bản hướng dẫn nhận biết, lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm và các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục. Thành lập hơn 25 đoàn công tác do lãnh đạo Cục Thú y, lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục đến các địa phương để phối hợp với chính quyền và các cơ quan của địa phương chỉ đạo xử lý các ổ dịch, tiêm phòng thí điểm vacxin đậu dê, vacxin viêm da nổi cục phòng bệnh cho trâu, bò và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở xét nghiệm phát hiện virus gây bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò, đồng thời chỉ đạo các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu để xét nghiệm bệnh viêm da nổi cục. Đến nay, tất cả 8 phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y có đủ năng lực và nguyên vật liệu để xét nghiệm bệnh bằng phương phap Real-time PCR, nuôi cấy phân lập virus viêm da nổi cục.

Đặc biệt, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã ngay lập tức hướng dẫn, hỗ trợ 3 doanh nghiệp đã nhập khẩu khẩn cấp 30.000 liều vacxin từ Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và đã cho phép tiếp tục nhập trên 1 triệu liều vacxin viêm da nổi cục.

Ngay sau đó, Cục Thú y cho tiến hành tổ chức tiêm thí điểm vacxin viêm da nổi cục trước khi hướng dẫn tiêm phòng diện rộng để chống dịch. Phối hợp với FAO tổ chức xây dựng tờ rơi và đã cấp phát cho các địa phương, người chăn nuôi nắm bắt tình hình và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục.

Cục Thú y đã cấp phép cho 3 doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vacxin nổi cục, trong đó Amavet là doanh nghiệp đầu tiên đã nhập khẩu thành công về Việt Nam. Ảnh: Amavet.

Cục Thú y đã cấp phép cho 3 doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vacxin nổi cục, trong đó Amavet là doanh nghiệp đầu tiên đã nhập khẩu thành công về Việt Nam. Ảnh: Amavet.

Về nhập khẩu vacxin, ngày 15/12/2020, Công ty Amavet đã nhập khẩu 10.000 liều vacxin nhược độc đông khô Lumpyvac của nhà sản xuất Vetal Animal Health Product S.A của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 18/12/2020 Công ty Amavet tiếp tục nhập khẩu 20.000 liều vacxin nhược độc đông khô LumpyShied của nhà sản xuất Jordan Bio-industries Center (JOVAC) của Jordan.

Dự kiến, trong tháng 12/2020 Việt Nam sẽ nhập khẩu tổng cộng 100.000 liều vacxin viêm da nổi cục, trong Quý 1/2021, các doanh nghiệp nêu trên sẽ tiếp tục nhập khẩu khoảng 3 triệu liều vacxin viêm da nổi cục.

Kết quả tiêm thí điểm vacxin Lumpyvac trên 2.000 trâu, bò tại tỉnh Sơn La đến nay toàn bộ số trâu, bò được tiêm phòng đều khỏe mạnh, không xuất hiện phản ứng phụ. Hiện nay địa phương đang tiếp tục triển khai công tác tiêm phòng thí điểm.

Tại tỉnh Hà Giang, Cục Thú y đã thành lập Đoàn công tác triển khai tiêm thí điểm cả hai loại vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục (Lumpyvac và LumpyShield) tại Hà Giang từ ngày 25 - 26/12/2020. Riêng tỉnh Thái Nguyên: Địa phương đang xây dựng kế hoạch tiêm phòng tiêm phòng thí điểm vacxin viêm da nổi cục dự kiến triển khai vào tuần đầu tháng 1/2021, sau đó sẽ tiến hành lấy mẫu, phân tích, đánh giá.

Trong quá trình đợi đánh giá hiệu lực, hiệu quả của vacxin viêm da nổi cục, Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương đang có ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan và phát sinh các ổ dịch mới. Hằng ngày, báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống cho các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và chính quyền các cấp.

Đối với địa phương chưa có dịch, địa phương có nguy cơ cao, tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn và hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng. Áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng, diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng…  tại khu vực chăn nuôi; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho gia súc.

Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trong nước. Ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trái phép vào Việt Nam.

Rà soát, bổ sung, xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh viêm da nổi cục tại địa phương, trong đó lưu ý bố trí kinh phí mua vacxin tiêm phòng viêm da nổi cục trên địa bàn, công tiêm phòng, kinh phí mua thuốc diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng…; kinh phí tổ chức chủ động lấy mẫu, giám sát lưu hành mầm bệnh, kinh phí tham gia chống dịch, trực chống dịch. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục.

Thành lập các đoàn công tác do lãnh đạo Sở, UBND các cấp làm trưởng đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục tại cơ sở; bao gồm cả việc kiểm tra, hướng dẫn công tác xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phù hợp để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục ở các cấp.

Các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các địa phương trong việc tổ chức phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục cử các đoàn công tác đến các địa phương có dịch bệnh, địa phương có nguy cơ cao để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tiếp tục tổ chức thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn người dân, các địa phương trong việc phòng, chống bệnh. Tiếp tục tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng và hướng dẫn sử dụng vacxin.

Do bệnh viêm da nổi cục là bệnh mới, có nguy cơ lây lan cao, Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí nhập khẩu khẩn cấp 3 triệu liều vacxin viêm da nổi cục. Ảnh: Amavet.

Do bệnh viêm da nổi cục là bệnh mới, có nguy cơ lây lan cao, Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí nhập khẩu khẩn cấp 3 triệu liều vacxin viêm da nổi cục. Ảnh: Amavet.

Dự kiến trong tháng 1/2020 sẽ tổ chức tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục tất cả các địa phương có dịch, địa phương nguy cơ cao (cấp xã). Tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm dịch tễ, đặc điểm virus, nghiên cứu, sản xuất vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục. Tăng cường hợp tác quốc tế để nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm của virus, nuôi cấy phân lập, giải trình tự gien, nghiên cứu sản xuất vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục.

Báo cáo đề xuất Thủ tướng, Bộ NN-PTNT cho biết, do bệnh viêm da nổi cục là bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, hiện nay đang có tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ vẫn tiếp tục lây lan trong thời gian tới. Trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức OIE và FAO, việc tiêm vacxin sẽ rất có hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh, chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với chi phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc bệnh, cũng như dựa trên kết quả bước đầu triển khai tiêm thí điểm vacxin viêm da nổi cục có chiều hướng tốt.  

Do đó, để khẩn trương kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng nhất là trong khi các địa phương chưa có kế hoạch, chưa bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh, chưa có kinh phí mua vacxin khẩn cấp để chống dịch, Bộ NN-PTNT đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cấp bổ sung kinh phí, chỉ đạo mua khẩn cấp 3 triệu liều vacxin để hỗ trợ các địa phương tiêm phòng chống dịch, đồng thời để bảo vệ đàn trâu bò phòng chống bệnh viêm da nổi cục trong thời gian tới.

Bộ NN-TNT cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương chủ động bố trí kinh phí để mua vacxin VDNC và tổ chức tiêm phòng theo hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ NN-PTNT.

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Thời cơ thuận lợi để phát triển cây ca cao

Sau nhiều thăng trầm, giảm mạnh diện tích, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và đang mang lại niềm vui cho nông dân nhờ giá tăng cao.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.