| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam đã có vacxin bệnh viêm da nổi cục trâu bò

Thứ Sáu 18/12/2020 , 14:26 (GMT+7)

Việc nhanh chóng nhập khẩu được vacxin chính là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc ngăn chặn dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò lây lan ra diện rộng.

Vacxin Lumpyvac do Công ty Vetal Animal Health Product S.A, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thú y Amavet nhập khẩu. Ảnh: Amavet.

Vacxin Lumpyvac do Công ty Vetal Animal Health Product S.A, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thú y Amavet nhập khẩu. Ảnh: Amavet.

Theo thông tin chúng tôi có được, lô vacxin Lumpyvac 10.000 liều phòng bệnh viêm da nổi cục trên gia súc do Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thú y Amavet nhập khẩu vừa về tới sân bay Nội Bài của Việt Nam.

Lô vacxin viêm da nổi cục đầu tiên được nhập khẩu về Việt Nam có tên thương mại Lumpyvac dạng đông khô, mỗi liều 2ml chứa hàm lượng vi rút chủng neethling đã làm giảm độc lực ≥ 103.5TCID50; Thành phần phụ: Lactoalbumine hydrolysate: 0.25mg; Sucrose: 0.5mg.

Lumpyvac do Công ty Vetal Animal Health Product S.A, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, được sử dụng để bảo vệ gia súc chống lại bệnh viêm da nổi cục (da sần, LSD) và giảm tỉ lệ tử vong và tổn thương do bệnh gây ra.

Ngay sau khi phát hiện bệnh viêm da nổi cục tại Việt Nam tháng 10/2020, Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y chỉ đạo các phòng chức năng, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I cùng các cơ quan liên quan đang khẩn trương tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục, tiến hành tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng và hướng dẫn sử dụng vacxin sớm nhất theo quy định của Luật Thú y.

Với sự vào cuộc khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao nhất của các cơ quan liên quan, ngày 14/12, Cục Thú y có công văn số 1575/TY-QLT đồng ý cho Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thú y Amavet nhập khẩu 10.000 liều vacxin Lumpyvac kèm nước pha theo phê duyệt của lãnh đạo Bộ NN-PTNT tại Công văn số 2189/TY-QLT ngày 10/12 về nhập khẩu vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục.

Vacxin Lumpyvac dạng đông khô, mỗi liều 2ml chứa hàm lượng vi rút chủng neethling. Ảnh: Amavet.

Vacxin Lumpyvac dạng đông khô, mỗi liều 2ml chứa hàm lượng vi rút chủng neethling. Ảnh: Amavet.

Theo lãnh đạo Cục Thú y, mặc dù trên tinh thần nhanh chóng, khẩn trương song lô vacxin Lumpyvac nhập khẩu về Việt Nam tuân thủ đúng các quy định, quy trình của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn.

Sau khi trải qua các công đoạn kiểm tra vô trùng, an toàn theo quy định, khuyến cáo của OIE sẽ được cấp phát cho một số tỉnh, thành đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục để tiêm phòng, tiêm vây nhằm đánh giá hiệu quả, hiệu lực của vắc xin, đồng thời góp phần hạn chế dịch bệnh lây lan.

Trước đó, trung tuần tháng 10/2020, bệnh viêm da nổi cục lần đầu được phát hiện ghu nhận trên đàn trâu bò tại tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng của Việt Nam. Bệnh sau đó nhanh chóng lây lan ra một số tỉnh thành lân cận khác là Bắc Kạn và Thái Nguyên gây thiệt hại tới chăn nuôi gia súc.

Theo Cục Thú y, bệnh viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.

Đường truyền lây chủ yếu của bệnh qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve. Bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, gia súc có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

Việc sớm có vacxin là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc ngăn chặn dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò lây lan ra diện rộng. Ảnh: Cục Thú y.

Việc sớm có vacxin là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc ngăn chặn dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò lây lan ra diện rộng. Ảnh: Cục Thú y.

Dữ liệu khoa học học từ trước cho đến nay cho thấy, tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất trong việc chống lại bệnh LSD. Dữ liệu thu được từ việc tiêm phòng ở các nước có bệnh LSD cho thấy xác suất mắc bệnh ở gia súc không được tiêm phòng cao hơn 5 lần.

Các kết quả sử dụng vacxin Lumpyvac, chủng LSD neethling ở Thổ Nhĩ Kỳ được coi là biện pháp bảo vệ hiệu quả hơn với bệnh LSD. Trong tiêm chủng với virus LSD, miễn dịch tế bào về cơ bản được kích hoạt và phản ứng miễn dịch đặc trưng bởi sự quá mẫn rất rõ, có thể được phát hiện bằng các xét nghiệm dị ứng trong vòng khoảng 30 ngày.

Ông Nguyễn Văn Bách, Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thú y Amavet cho biết, ngay sau lô vacxin Lumpyvac nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, Amavet tiến hành các thủ tục theo quy định để nhập khẩu thêm một lô vacxin viêm da nổi cục từ Jordan với mục đích nhằm sớm tìm ra chủng vacxin có hiệu lực và hiệu quả cao nhất trong phòng chống chủng vi rít gây bệnh viêm da nổi cục trên gia súc tại Việt Nam.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm