| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Xây dựng thương hiệu nếp hương Bảo Lạc

Thứ Sáu 24/07/2020 , 08:42 (GMT+7)

Với việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, sản phẩm "Nếp hương Bảo Lạc", tỉnh Cao Bằng sẽ có điều kiện đưa thương hiệu gạo vươn xa.

Mô hình lúa nếp hương tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Mô hình lúa nếp hương tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Gạo nếp ở Cao Bằng có đến hàng chục loại thơm ngon, nhưng để được xếp vào đặc sản thì không thể không nhắc đến nếp hương Bảo Lạc.

Nếp hương Bảo Lạc hiện có diện tích khoảng 80 ha, chủ yếu tập trung trồng ở các xã Xuân Trường, Khánh Xuân, Phan Thanh vì điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp.

Với năng suất bình quân từ 4,5 - 5 tấn thóc, mỗi ha nếp hương hiện cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Đặc biệt, người dân nơi đây chỉ trồng lúa nếp theo tập quán truyền thống, chăm bón bằng phân chuồng, không dùng phân vô cơ nên gạo nếp giữ được hương thơm đặc trưng và an toàn khi sử dụng.

Ông Mông Văn Quốc, xóm Bản Chuồng, xã Xuân Trường chia sẻ: Gia đình tôi trồng lúa nếp hương từ lâu đời. Nếp hương trồng ở đây thơm ngon, hạt gạo to, tròn đều, có vị ngọt đậm đà khác với những loại gạo nếp khác.

Trước đây, gia đình chỉ trồng một đám nhỏ để lấy gạo nấu xôi cúng tổ tiên vào ngày giỗ, tết. Mấy năm gần đây, nhiều dự án xây dựng thương hiệu nếp hương nên mỗi năm gia đình tôi lại tăng diện tích trồng. Hiện đã trồng hơn 5.000 m2, mỗi năm thu hơn 2 tấn thóc.

Ông Nông Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Xuân Trường thông tin: Nếp hương ở 4 xóm: Thua Tổng, Nà Đoỏng, Thiêng Lầu, Bản Chuồng với diện tích trồng hiện nay khoảng 63 ha, sản lượng trên 200 tấn thóc. Giống nếp hương ở Xuân Trường còn có tên gọi là “Khẩu nua hom” và có ở đây từ rất lâu đời.

Trước đây, người dân chủ yếu trồng ở các đám ruộng cao, nước tưới chủ yếu là nước mưa nên năng suất thường rất thấp. Nguồn giống chủ yếu do người dân dự trữ sau mỗi mùa vụ. Trong xã gần như nhà nào cũng trồng nhưng chỉ với diện tích nhỏ để đủ dùng trong gia đình vào những dịp lễ, tết hoặc làm quà biếu khách quý.

Từ năm 2011 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã phối với với nhiều đơn vị để triển khai nhiều dự án về nếp hương như: Nghiên cứu, bảo tồn và phục tráng giống nếp hương Bảo Lạc; Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Nếp hương Bảo Lạc"; Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất gạo đặc sản nếp hương Bảo Lạc.

Trong đó, Dự án Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Nếp hương Bảo Lạc" được triển khai từ tháng 12/2017 có mục tiêu là xây dựng và thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tổ chức khai thác, quản lý và phát triển nhãn hiệu.

Kiểm tra chất lượng lúa nếp hương trồng tại xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Kiểm tra chất lượng lúa nếp hương trồng tại xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Qua 2 năm triển khai, Dự án đã thành lập được tổ chức tập thể "Hội Nếp hương Bảo Lạc" với 84 hội viên. Trong đó, có 2 hội viên là doanh nghiệp tham gia nhằm liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Thực hiện áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm.

Dự án đã thiết kế biểu trưng logo, bao bì, giới thiệu quảng bá sản phẩm. Đồng thời, điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu của thị trường và tìm kiếm kênh tiêu thụ cho sản phẩm.

Gạo nếp hương được đóng bao bì, đăng ký thương hiệu sản phẩm. Ảnh: Kông Hải.

Gạo nếp hương được đóng bao bì, đăng ký thương hiệu sản phẩm. Ảnh: Kông Hải.

Bà Lãnh Thị Mai, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lạc cho biết: Việc Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Nếp hương Bảo Lạc" là sự khẳng định cho thương hiệu sản phẩm nếp hương Bảo Lạc.

Mong rằng, việc xây dựng mô hình “liên kết 4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trong sản xuất và tiêu thụ nếp hương Bảo Lạc, sản phẩm đặc sản của huyện Bảo Lạc sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và được nhiều khách hàng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước biết đến.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm