| Hotline: 0983.970.780

Cao su tiểu điền lần đầu được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

Thứ Năm 01/12/2022 , 18:27 (GMT+7)

Gần 3.000ha cao su trên địa bàn 2 xã Minh Lập và Minh Thắng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước vừa được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC.

Tại Việt Nam, cao su được trồng nhiều tại Tây nguyên và Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng rải rác ở một số tỉnh tại Tây Bắc, cùng với Quảng Trị, Quảng Nam. Ảnh: BT.

Tại Việt Nam, cao su được trồng nhiều tại Tây nguyên và Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng rải rác ở một số tỉnh tại Tây Bắc, cùng với Quảng Trị, Quảng Nam. Ảnh: BT.

Theo Văn phòng chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO), vào cuối tháng 11/2022 vừa qua, 2.993ha rừng trồng cao su của 121 hộ gia đình trên địa bàn 2 xã Minh Lập và Minh Thắng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC. Đây cũng là những diện tích cao su tiểu điền đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Bà Nguyễn Thị Thương, Tổng Giám đốc Công ty CP Lâm nghiệp Hòa Phát, đơn vị hỗ trợ cho người dân tiếp cận với quản lý bền vững rừng trồng cao su hy vọng rằng, với chứng chỉ VFCS/PEFC được cấp, bà con sẽ có cơ hội đưa mủ cao su tiểu điền của nông dân Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản.

Dự định trông thời gian tới, diện tích cao su tiểu điền được cấp chứng chỉ VFCS/PEFC sẽ tiếp tục được mở rộng, lên lên quy mô vài chục nghìn ha.  

Tại Việt Nam, hai chứng chỉ rừng bền vững phổ biến là FSC và VFCS/PEFC. Trong đó, VFCS (Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia) do Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) tổ chức thực hiện, và được tổ chức PEFC công nhận. 

So với FSC, những tiêu chí của VFCS mở hơn, và được xây dựng để phù hợp với các chủ rừng nhỏ, đối tượng chủ yếu của ngành lâm nghiệp nước ta. Trong số đó, có những người trồng cao su.

Diện tích rừng trồng cao su tiểu điền ở Việt Nam khá lớn, khoảng 477.000ha, chiếm 52% tổng diện tích cao su cả nước. Qua khảo sát, Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững nhận thấy, các hộ gia đình trồng cao su còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật trồng và khai thác mủ cao su bền vững, cũng như khả năng tiếp cận thị trường.

"Việc thúc đẩy quản lý bền vững và cấp chứng chỉ cho rừng trồng cao su tiểu điền là điều hết sức cấp thiết. Đây là biện pháp giúp người trồng rừng nâng cao giá trị một cách bền vững", VFCO cho biết.

Mở cạo khai thác mủ cao su tại Nông trường Nghĩa Trung, xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ảnh: BT.

Mở cạo khai thác mủ cao su tại Nông trường Nghĩa Trung, xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ảnh: BT.

Việt Nam là quốc gia lớn thứ ba trên thế giới về sản lượng cao su thiên nhiên. Theo thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam, cả nước hiện có hơn 900.000 ha cao su. Giống nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp khác, động lực phát triển của ngành cao su Việt Nam là dựa vào xuất khẩu. Hai mặt hàng xuất khẩu chính hiện tại là cao su thiên nhiên và sản phẩm cao su.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên từ Việt Nam đạt gần 3,3 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su đạt 3,7 tỷ USD. Bên cạnh đó, lượng gỗ rừng trồng cao su khai thác hàng năm cung cấp khoảng 10,7% lượng gỗ sử dụng trong nước phục vụ chế biến xuất khẩu.

Trong thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ mủ và gỗ cao su trên thế giới đang có nhiều thay đổi. Các nước đặc biệt quan tâm và có nhiều sự tăng cường về các quy định liên quan đến tính hợp pháp và bền vững của gỗ và mủ cao su.

Việc phát triển rừng trồng cao su bền vững có vai trò quan trọng trong việc triển bền vững ngành lâm nghiệp, đảm bảo gỗ và mủ cao su từ Việt Nam mở cửa được nhiều thị trường và ngày càng nâng cao giá trị.

Trước khi 121 hộ gia đình tiểu điền tại Bình Phước được cấp chứng chỉ VFCS, toàn bộ diện tích cao su có chứng chỉ này (khoảng gần 100.000 ha) đều thuộc các công ty cao su Nhà nước. 

Một trong những khó khăn khiến việc cấp chứng chỉ rừng bền vững cho rừng trồng cao su chưa thể tương xứng tiềm năng, là do chuỗi cung của ngành hiện khá phức tạp, gồm cả sự pha trộn của hợp phần tiểu điền và đại diện, cũng như nguồn cung nội địa và nguồn cung nhập khẩu. Việc truy xuất nguồn gốc - cơ sở cho việc đánh giá và công nhận chứng chỉ - trong nhiều tình huống sẽ khó thực hiện.

Với lực lượng cao su tiểu điền, TS. Tô Xuân Phúc, chuyên gia của tổ chức Forest Trends nhìn nhận, họ giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung nhưng trình độ khoa học kỹ thuật, nhất là khâu chăm sóc vườn và khai thác mủ hạn chế, gây ảnh hưởng đéne chất lượng mủ đầu ra.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất