| Hotline: 0983.970.780

Cấp bách phòng chống cháy rừng

Thứ Sáu 01/03/2013 , 09:57 (GMT+7)

Hễ vào mùa khô là bà con đồng bào dân tộc tại vùng cao tỉnh Ninh Thuận lại bước vào mùa đốt nương làm rẫy khiến những cánh rừng địa phương này năm nào cũng xảy ra cháy.

Hễ vào mùa khô là bà con đồng bào dân tộc tại vùng cao tỉnh Ninh Thuận lại bước vào mùa đốt nương làm rẫy khiến những cánh rừng địa phương này năm nào cũng xảy ra cháy.

Đợt mưa vừa qua do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới làm cho không khí tại Ninh Thuận dịu mát đôi chút, tuy nhiên chỉ vài ngày sau nắng nóng lại nhanh chóng xuất hiện trở lại. Ông Phạm Cao Đảm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Ninh Thuận cho biết: Đợt mưa vừa qua trên địa bàn tỉnh không lớn khiến nguy cơ cháy rừng càng tăng cao, bởi lá rừng khô gặp nước sẽ mủn ra, chỉ sau vài ngày là lá rừng đã khô quắt trở lại càng tăng nguy cơ cháy. Theo ông Đảm, mùa mưa năm trước kết thúc sớm, nắng nóng liên tục kéo dài đã khiến những cánh rừng bị khô kiệt, chính vì vậy mà mức cảnh báo nguy cơ cháy rừng nhanh chóng tăng lên thời gian qua. Nếu như ngày 4/2 trên địa bàn toàn tỉnh mới ở cấp III thì đến ngày 18/2 nguy cơ cháy rừng trên toàn tỉnh đã tăng lên cấp IV, cấp nguy hiểm.


Vụ cháy rừng thông tại tiểu khu 37b của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Tân Tiến khiến 
trên 31 ha rừng bị thiệt hại

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Ninh Thuận cho biết: Toàn tỉnh có trên 148.000 ha rừng tại 37 xã trong đó đa số là rừng khộp, do đặc điểm rừng khộp thay lá vào mùa khô nên rất có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Tuy nhiên theo ông Thanh thì nguy cơ cháy rừng lớn nhất đó là ý thức của con người. Với đặc điểm rừng và đất rừng xen lẫn với nương rẫy của bà con nên cứ vào mùa khô bà con lại đốt nương làm rẫy, thường không cử người canh lửa và không biết kỹ thuật đốt theo hướng gió do vậy thường cháy lan vào rừng. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Ninh Thuận, từ năm 2008 đến nay trên 90% vụ cháy rừng đều xuất phát từ người dân đốt nương làm rẫy.

Năm nay cũng vậy, đến thời điểm này tại Ninh Thuận đã xảy ra 3 vụ cháy rừng, tuy nhiên diện tích rừng bị thiệt hại đã tăng gấp hơn hai lần so với cả mùa khô năm trước (năm 2012 toàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy rừng, diện tích bị thiệt hại 15,8 ha), trong đó vụ cháy rừng thông trồng theo Dự án 661 năm 2010 - 2011 của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Tân Tiến, huyện Bác Ái xảy ra ngày 20/1/2013 tại tiểu khu 37b thuộc xã Phước Tiến, diện tích rừng bị thiệt hại lên tới 31,9 ha. Ông Thanh cho biết: Diện tích rừng này đã được chủ rừng làm đường băng cản lửa đầu mùa khô. Qua xác định ban đầu thì rừng cháy từ trong cháy ra do vậy rất có khả năng do người dân săn bắt thú đã đốt rừng để cho thú chạy ra. Ngoài ra, 2 vụ cháy rừng khác khiến rừng bị thiệt hại 2,1 ha và nguyên nhân đều do người dân đốt nương làm rẫy để cháy lan vào rừng.

Theo quốc lộ 27 và 27B chúng tôi ngược lên huyện vùng cao Ninh Sơn và Bác Ái dưới cái nóng hừng hực, từng đợt gió tây thổi rát mặt. Dọc 2 ven đường những ô rẫy xen lẫn trong những vạt rừng cây đã trụi lá đã được bà con đốt nham nhở, xa xa những đám khói nghi ngút bốc lên từ những vạt rừng. Anh Hoàng Văn Long, Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn mới đi hướng dẫn người dân đốt nương tại xã Ma Nới về cho biết: Suốt từ tháng 1 đến nay, lãnh đạo Cty chúng tôi luôn luôn phải thay ca túc trực trong rừng để kịp thời chỉ đạo nếu xảy ra cháy rừng bởi hiện nay bà con đồng bào dân tộc Raglai đang cao điểm đốt nương làm rẫy chờ mưa xuống để trồng bắp và đậu.

Hiện Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn quản lý 27.401 ha rừng tại 2 xã Hòa Sơn và Ma Nới, trong đó có trên 14.000 ha là rừng khộp. Mùa khô tại Ninh Thuận thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau nên công tác phòng chống chữa cháy rừng (PCCCR) rất khó khăn. Theo anh Long, nếu để xảy ra cháy rừng sẽ rất khó chữa bởi địa hình đi lại khó khăn, nguồn nước không có, phương tiện chữa cháy thô sơ. Chính vì vậy, công tác phòng cháy rừng ở đây được Cty đặt lên hàng đầu. 

Theo ông Phạm Cao Đảm, mùa khô tại Ninh Thuận còn kéo dài khoảng 2 tháng nữa mới kết thúc và bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm nhất, để không xảy ra thiệt hại do cháy rừng gây ra, hiện nay UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành các cấp, đặc biệt là các chủ rừng cùng chính quyền địa phương tiếp tục triển khai cấp bách các biện pháp PCCCR.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm