| Hotline: 0983.970.780

Cấp thiết bảo tồn loài chai lá cong

Thứ Hai 04/07/2022 , 16:58 (GMT+7)

PHÚ YÊN Việc bảo tồn, phát triển loài cây đặc hữu chai lá cong có ý nghĩa rất lớn về giá trị kinh tế, cảnh quan môi trường, nhất là khu vực rừng phòng hộ ven biển.

Chai lá cong (danh pháp khoa học: Shorea falcata) là một loài cây đặc hữu của Việt Nam. Loài cây này hiện chỉ còn sống rất ít, trong đó tại khu vực Thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) có 7 cây cổ thụ.

Cây chai lá cong ở Phú Yên được xem là 'cây mẹ' có đường kính trên 1m. Ảnh: MHN.

Cây chai lá cong ở Phú Yên được xem là “cây mẹ” có đường kính trên 1m. Ảnh: MHN.

Chai lá cong không chỉ là loài đặc hữu của Việt Nam mà theo danh mục đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, giống cây này cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Theo thống kê của các nhà khoa học ở Viện Tài nguyên và Môi trường (thuộc Đại học Huế), tại Việt Nam chỉ còn 13 cây chai lá cong cổ thụ. Riêng Thị xã Sông Cầu là nơi còn lại nhiều cây chai lá cong nhất với 7 cây. Những cây còn lại hiện hữu ở khu vực ven biển Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Chai lá cong thuộc loài thực vật có tốc độ sinh trưởng rất chậm, vì thế phải cần đến hàng trăm năm mới có được cây cổ thụ.

Một số gốc cây chai lá cong cổ thụ đã xuất hiện tình trạng bị sâu ăn rỗng. Ảnh: MHN.

Một số gốc cây chai lá cong cổ thụ đã xuất hiện tình trạng bị sâu ăn rỗng. Ảnh: MHN.

Theo TS Hồ Đắc Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế: Chai lá cong là loài đặc biệt đã được đưa vào Sách đỏ. Đây là loài cây bắt buộc phải bảo vệ. Ở Việt Nam, loài cây này còn nhiều nhất ở Phú Yên, các địa phương khác thì nằm rải rác. Đây là các cây mẹ lớn.

Tại vùng biển Thị xã Sông Cầu, những cây chai lá cong cổ thụ có đường kính hơn 1m sống ngay ven đường giao thông nông thôn. Cây cao khoảng 30 - 40m, tán xòe rộng. Hàng năm, cây vẫn cho ra hoa và kết quả nhưng khu vực xung quanh không có cây con phát triển. Xung quanh vị trí cây chai lá cong hiện hữu không hề có một biển báo hay dấu hiệu gì để biết rằng chúng cần được bảo vệ.

Lớp vỏ cây chai lá cong bị mối ăn nên có thể dùng tay để bẻ vỡ. Ảnh: MHN.

Lớp vỏ cây chai lá cong bị mối ăn nên có thể dùng tay để bẻ vỡ. Ảnh: MHN.

Một số gốc cây chai lá cong cổ thụ đã xuất hiện tình trạng bị sâu ăn rỗng, lớp vỏ cây bị mối ăn nên có thể dùng tay để bẻ vỡ... Để loài cây này tiếp tục phát triển góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao đa dạng sinh học vùng ven biển, cần sớm có những giải pháp bảo tồn.

Ông Tôn Thất Thịnh, Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Cầu (Phú Yên) cho biết: Trước đây có nhiều đề tài khoa học và dự án để bảo tồn loài cây này. Tuy nhiên đến nay do nguồn vốn từ bên ngoài hỗ trợ đã hết nên hiệu quả chưa như mong muốn.

Cây chai lá cong cổ thụ có tán rộng. Ảnh: MHN.

Cây chai lá cong cổ thụ có tán rộng. Ảnh: MHN.

"Chúng ta cần phải có kế hoạch dài hạn để bảo tồn loài cây quý này. Việc đầu tiên phải làm là điều tra hiện trạng phân bố và tìm những loài cây tái sinh còn lại rồi mới thực hiện bảo tồn. Cây chai lá cong phải được bảo tồn nguồn gien và nhân giống để trồng ở những vùng có điều kiện lập địa phù hợp…", ông Thịnh nói.

Việc bảo tồn, phát triển đang là cấp thiết đối với loài cây đặc hữu chai lá cong. Điều này có ý nghĩa rất lớn về giá trị kinh tế, cảnh quan môi trường. Đây cũng là sự lựa chọn phù hợp để tỉnh Phú Yên có thể phát triển, đa dạng loài cây ở các khu vực rừng phòng hộ ven biển.

Xem thêm
Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất