| Hotline: 0983.970.780

Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp

Thứ Ba 01/10/2024 , 21:12 (GMT+7)

Đây là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.

Nghị định 120 được cho là sẽ 'cởi trói' cho việc xuất, nhập khẩu và chế biến gỗ. Ảnh: Gỗ Việt.

Nghị định 120 được cho là sẽ 'cởi trói' cho việc xuất, nhập khẩu và chế biến gỗ. Ảnh: Gỗ Việt.

Nghị định 120 vừa ban hành định nghĩa gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ được khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định liên quan của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác gỗ, trung chuyển và xuất khẩu gỗ vào Việt Nam.

So với Nghị định 102/2020/NĐ-CP ban hành trước đó, gỗ xử lý tịch thu đã được bỏ khỏi định nghĩa gỗ hợp pháp.

Ngoài ra, Nghị định mới cũng kiểm soát chặt chẽ gỗ tạm nhập, tái xuất. Theo đó, loại gỗ này không còn nằm trong diện được cấp giấy phép FLEGT.

Giấy phép FLEGT hiện được cấp cho một lô hàng gỗ hợp pháp có mã HS thuộc Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ NN-PTNT, của một chủ gỗ xuất khẩu đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên vào thị trường EU.

Chỉ rõ tiêu chí vùng địa lý tích cực

Một điểm đáng chú ý, là Nghị định 120 đã sửa Điều 5 Nghị định 102 khi chỉ rõ các tiêu chí xếp loại quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực.

Cụ thể, để đạt xếp loại này, quốc gia, vùng lãnh thổ phải đảm bảo một trong các tiêu chí.

- Có hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành

- Có quy định pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

- Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới (WB) về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do Ban thư ký CITES công bố.

Đồng thời, đáp ứng thêm 1 trong 2 tiêu chí: Quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được Việt Nam công nhận đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo Nghị định; hoặc đã ký Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế với Việt Nam về gỗ hợp pháp.

Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực do Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.

Định kỳ trước 31/12 hằng năm hoặc khi có thay đổi, danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực sẽ được công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ NN-PTNT và trang thông tin điện tử của Cục Kiểm lâm. 

Doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ giảm bớt thủ tục hành chính theo Nghị định mới. Ảnh: Hoàng Hà.

Doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ giảm bớt thủ tục hành chính theo Nghị định mới. Ảnh: Hoàng Hà.

Định kỳ công bố danh mục loài gỗ 1 lần/năm

Nghị định 120 cũng phân loại chi tiết danh mục loài gỗ rủi ro, nếu thuộc 1 trong số các tiêu chí.

- Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (thuộc Phụ lục CITES).

- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Loài gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam.

- Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác hoặc gỗ khai thác, buôn bán trái phép hoặc gỗ do sử dụng tài liệu giả mạo để chứng nhận hợp pháp do Bộ NN-PTNT phối hợp các bộ, ngành liên quan và các tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định và công khai.

Danh mục loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có) do Bộ NN-PTNT chủ trì, công khai định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm. So với Nghị định 102, quy định mới giảm số lần công bố từ 2 xuống 1 lần/năm.

Nghị định 120 cũng tạo điều kiện về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ.

Theo Nghị 102, sau khi phân loại lần đầu được thực hiện khi đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại, doanh nghiệp phải phân loại lần hai được thực hiện sau 1 năm kể từ khi phân loại lần đầu. Nhưng theo Nghị định mới, bước này được loại bỏ. Phân loại các lần tiếp theo đối với doanh nghiệp Nhóm I sẽ là 2 năm 1 lần, doanh nghiệp Nhóm II là 1 năm 1 lần.

Xem thêm
Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.