| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện ngai vàng

Thứ Tư 17/07/2013 , 09:55 (GMT+7)

Tờ Washington Post đã ví von chuyện chờ lên ngôi ở Hoàng gia Anh giống như cảnh ùn tắc ở sân bay Heathrow của họ.

Trong số những Hoàng gia hàng đầu ở Châu Âu, chế độ quân chủ ở Hà Lan và Bỉ đang rơi vào tình trạng "già cỗi" và chỉ chờ có người truyền ngôi. Trong khi đó ở Hoàng gia Anh, con đầu lòng của Hoàng tử William và Công nương Catherine - người sẽ được thừa kế ngai vàng trong tương lai có lẽ sẽ phải đợi khá lâu.

>> Thú vị xung quanh thành viên mới
>> Chuyện sinh nở ở Hoàng gia Anh

Tờ Washington Post đã ví von chuyện chờ lên ngôi ở Hoàng gia Anh giống như cảnh ùn tắc ở sân bay Heathrow của họ.

Thoái vị

Ở tuổi 87 và trị vì Vương quốc Anh trong 61 năm, có lẽ không đáng ngạc nhiên nếu Nữ hoàng Elizabeth II tuyên bố thoái vị, nhường ngôi cho con trai cả là Thái tử Charles.

Hiện nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nữ hoàng sẽ bước ra khỏi cánh của mạ vàng của cung điện Buckingham. Những người thân cận đã loại bỏ tất cả những đồn đoán về việc bà sẽ thoái vị đồng thời nói Nữ hoàng sẽ không bao giờ đi theo con đường của Giáo hoàng Benedict XVI.

Tuy nhiên, Nữ hoàng và chồng mình là Hoàng thân Philip năm nay 92 tuổi đã bắt đầu gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, việc con của Hoàng tử William ra đời đồng nghĩa với ngai vàng Hoàng gia đã có người kế vị ở thế hệ thứ 4 kể từ thời Nữ hoàng khiến cho câu chuyện về thoái vị được nhắc đến nhiều hơn.

"Liệu Nữ hoàng Elizabeth II có thoái vị?”, tờ Guardian đã đặt câu hỏi đó trên số báo ngày Nữ hoàng Hà Lan Beatrix chính thức thoái vị sau 33 năm trị vì. Tờ báo tiếp tục đặt câu hỏi: “Liệu sau nhiều năm mỉm cười trên ngai vài đã đến lúc Nữ hoàng dành thời gian cho việc chơi đùa với Corgis – chú chó cưng của bà?”.


Nữ hoàng Elizabeth II, người đã trị vì Vương quốc Anh trong 61 năm

YouGov, một tổ chức khảo sát có trụ sở tại London cho biết, trong tháng 6, cuộc điều tra của họ cho thấy 60% người được hỏi mong muốn Nữ hoàng trị vì trọn đời. Tuy nhiên, con số này này đã giảm đi 4% so với cuộc điều tra hồi tháng 3 của YouGov dù cho khi đó Nữ hoàng Elizabeth II đang phải nhập viện trong thời gian ngắn do nhiễm trùng dạ dày và buộc phải hủy bỏ một số cuộc gặp chính thức.

Ngay cả John Prescott, cựu Phó Thủ tướng Anh, đồng thời là cựu thành viên Hội đồng cơ mật với vai trò cố vấn của Hoàng gia Anh đã có bài xa luận trên tờ Sunday Mirror đề cập đến vấn đề ông cảm thấy “Nữ hoàng đang bị quá tải với áp lực và xứng đáng được tận hưởng thời gian nghỉ ngơi lâu dài và thoải mái”.

Thước đo đơn giản nhất để nhận thấy sự mệt mỏi của Nữ hoàng là số lần công du nước ngoài của bà đã giảm xuống đáng kể. Những cái nhíu mày đã xuất hiện trong Cung điện Buckingham sau lần tiên trong 40 năm, Nữ hoàng hủy bỏ các chuyến đi tới các vùng lãnh thổ xa xôi của mình. Bà đã phải giao trọng trách này cho Thái tử Charles, người được mệnh danh là người "sắp làm vua" lâu nhất trong lịch sử.

Nhà viết tiểu sử cho Hoàng gia Robert Lacey nói ông không thấy dấu hiệu việc Nữ hoàng muốn thoái vị, nhường ngôi cho Thái tử Charles, nhất là sau khi chồng bà, Hoàng thân Philip đã hồi phục sau phẫu thuật ở bụng và sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, Lacey cho rằng, khi em bé xuất hiện, là lúc dòng người thừa kế dài hơn, khi đó, không điều gì là không thể.

Ông nói: “Khả năng Nữ hoàng sẽ làm những gì từng không thể tưởng tượng là thoái vị và nhường ngôi đang tăng lên. Có cơ sở để nghi ngờ về điều đó, càng ngày tôi thấy chuyện đó là cần thiết. Bạn biết đấy, hãy cho Thái tử Charles một cơ hội, đại loại như vậy”.

Những dấu hiệu của sự thay đổi

Trong khi nhiều người nghi ngờ việc Nữ hoàng thoái vị sau khi con đầu lòng của vợ chồng Hoàng tử William ra đời thì ít ai hiểu được để trị vì 61 năm qua, bà đã phải nỗ lực rất nhiều và giữ được hình ảnh cực tốt về bản thân.

Nữ hoàng Elizabeth II được xem là người có chính kiến trong hàng chục năm thời thế thay đổi. Khi còn trẻ bà là biểu tượng cho sự mạnh mẽ của nước Anh sau Thế chiến II. Giờ đây, khi đã ở tuổi xế chiều, nhiều người vẫn thừa nhận rằng Nữ hoàng rất giỏi trong việc cân bằng công việc và sức khỏe ngày một yếu của mình mà vẫn đạt được hiệu quả.


Đội ngũ truyền thông túc trực hàng giờ bên ngoài bệnh viên St. Mary chờ Công nương vượt cạn

Tuy nhiên, không thể phủ nhận đang có những thay đổi bên trong Hoàng gia Anh. Năm nay, Nữ hoàng đã cho phép Thái tử Charles tham gia lễ Mở cửa Quốc hội. Đây là một sự kiện long trọng, thường chỉ dành riêng cho những người đang trị vì ngai vàng. Điều này đã khiến thu hút được giới truyền thông đồng thời làm một số nhà quan sát bắt đầu nói về một chiến dịch đã được lên kế hoạch kỹ càng của Hoàng gia.

Bên cạnh đó, tháng 7 này, Công nương Camilla, vợ của Thái tử Charles đã lần đầu tiên có chuyến công du một mình tới nước ngoài. Nhưng đây vẫn chưa phải là dấu hiệu rõ ràng, ngoài vợ chồng Thái tử Charles, vợ chồng Hoàng tử William và Công nương Catherine cũng đã phụng mệnh Nữ hoàng và thay mặt bà trong chuyến thăm 9 ngày đến một số nước ở Châu Á và Nam Thái Bình Dương.

Thậm chí, Hoàng tử Harry, người không được thừa kế ngai vàng cũng thay mặt bà nội đến thăm một số quốc gia như Bahamas, Jamaica và Brazil. Vì vậy, việc Nữ hoàng thoái vị nhường ngôi vẫn là một nghi vấn lớn mà lời giải đáp có thể xuất hiện sau khi Công nương Catherine vượt cạn thành công.

Theo điều khoản của Đạo luật năm 1937, những người trị vị Vương quốc Anh có thể thoái vị trong điều kiện không còn đủ khả năng làm việc. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe hiện nay của Nữ hoàng vẫn còn minh mẫn và đủ sức cáng đáng công việc Hoàng gia.

Hơn nữa, việc Nữ hoàng thoái vị còn có vẻ khó khăn hơn khi năm 1947 bà đã nói với các thành viên Hoàng gia Anh: “Tôi xin tuyên bố với mọi người, cuộc sống của tôi, dù dài hay ngắn sẽ được dành trọn cho việc phục vụ mọi người, phục vụ Hoàng gia, nơi mà chúng ta thuộc về”.

Mặc dù vậy, không thể loại trừ khả năng thành viên mới của Hoàng gia sẽ khiến bà cố đổi ý và cho ông nội cơ hội được trị vì Vương quốc. (Hết)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm