| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện phát triển kinh tế hợp tác nhìn từ Hà Nội

Chủ Nhật 01/08/2021 , 09:20 (GMT+7)

Sau khi hợp nhất với Hà Tây cũ, Thủ đô Hà Nội trở thành một vùng đất có tỷ lệ nông nghiệp, nông thôn, nông dân lớn, nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển...

Phát triển kinh tế hợp tác dựa trên tinh thần tự nguyện là một xu hướng để khắc phục những yếu kém của sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tiểu nông kiểu cũ.

Tính đến nay toàn thành phố Hà Nội có 1.255 HTX nông nghiệp trong đó có 1.097 HTX đang hoạt động (chiếm 87,41%), 158 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể (chiếm 12,59%). Về đánh giá, phân loại 1.005 HTX năm 2020 của các quận, huyện, thị xã có 180 HTX tốt (chiếm 17,91%), 360 HTX khá (chiếm 35,82%), 433 HTX trung bình (chiếm 43,08%) và 32 HTX yếu (chiếm 3,18%). HTX dịch vụ tổng hợp quy mô xã, thôn- liên thôn đã chuyển đổi theo Luật HTX 2012 là 713 HTX; 384 HTX chuyên ngành.

Trong thời kinh tế thị trường, HTX nông nghiệp vẫn đóng vai trò trong việc cung ứng dịch vụ, vật tư đầu vào và nhất là bao tiêu đầu ra. Cùng với đó, các HTX nông nghiệp cũng góp phần tái cơ cấu, tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa, tiếp thị sản phẩm, hỗ trợ cho nông dân tăng thêm thu nhập.

Chăn nuôi nông hộ rất cần liên kết thành những HTX chuyên ngành. Ảnh: NNVN.

Chăn nuôi nông hộ rất cần liên kết thành những HTX chuyên ngành. Ảnh: NNVN.

Thành phố hiện có 73 HTX tham gia liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 50 HTX ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; 64 HTX với 282 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng (143 sản phẩm 3 sao, 138 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao). Tiêu biểu có thể kể đến HTX Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Dương Liễu (huyện Hoài Đức), HTX Dịch vụ Nông nghiệp Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ), HTX nông nghiệp Đan Phượng (huyện Đan Phương), HTX Nông nghiệp Tam Hưng (huyện Thanh Oai)…

Đặc điểm chung của những HTX này là thực hiện được cả khâu dịch vụ đầu vào như bảo vệ thực vật, bảo vệ đồng ruộng, thủy lợi, khuyến nông, làm đất, cung ứng giống, vật tư, thu hoạch đến đầu ra như sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nhiều HTX đã chú trọng tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng, bảo hộ được nhãn hiệu gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tham gia tích cực vào xúc tiến thương mại kể cả là những hình thức mới như sàn giao dịch điện tử, livestream bán hàng dựa trên nền tảng mạng xã hội.

Một mô hình kinh tế hàng hóa ở huyện Ba Vì. Ảnh: NNVN.

Một mô hình kinh tế hàng hóa ở huyện Ba Vì. Ảnh: NNVN.

Tuy vậy, Hà Nội vẫn còn nhiều HTX ở mức trung bình và yếu kém, chưa phát huy vai trò, vị trí và chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có nhiều mô hình thực hiện liên kết chuỗi, ứng dụng công nghệ cao. Nhiều giám đốc, ban quản trị HTX trình độ quản lý còn thấp, khả năng tiếp cận các chính sách của Nhà nước về vốn, mặt bằng sản xuất, khoa học, kỹ thuật còn khó khăn...

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đang chỉ đạo củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại bền vững nhằm đồng bộ hóa các giải pháp có thể bổ trợ lẫn cho nhau. Riêng về trang trại, trên địa bàn thành phố có 1.558 trong đó 1.294 trang trại chăn nuôi, 113 trang trại nuôi trồng thủy sản, 112 trang trại tổng hợp, 34 trang trại trồng trọt, 4 trang trại du lịch trải nghiệm và 1 trang trại lâm nghiệp.

Tổng vốn đầu tư trung bình của 1 trang trại khoảng 4,5 tỷ đồng (Cá biệt có một số trang trại đầu tư lớn trên 20 tỷ đồng-PV). Vốn của các chủ trang trại một phần là vốn chủ sở hữu, còn lại là vay tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Một mô hình kinh tế hàng hóa ở huyện Ba Vì. Ảnh: NNVN.

Một mô hình kinh tế hàng hóa ở huyện Ba Vì. Ảnh: NNVN.

Việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội đã khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.

Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn. Và trang trại cũng là một tiền đề rất tốt để thúc đẩy liên kết, thành lập các tổ hợp tác, HTX chuyên ngành về chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản...

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.