| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện quản lý

Thứ Sáu 23/09/2011 , 11:00 (GMT+7)

Hiện nay ở Lục Yên (Yên Bái) tồn tại 4 hình thức quản lý công trình nước sạch...

Hiện nay ở Lục Yên (Yên Bái) tồn tại 4 hình thức quản lý công trình nước sạch, gồm: giao cho một tổ, nhóm quản lý; Ban quản lý thuỷ nông xã quản lý; quản lý cộng đồng và DN tư nhân quản lý. Trừ mô hình DN quản lý, các mô hình quản lý còn lại đều nảy sinh bất cập.

Tâm lý "cha chung"

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại thôn Làng Thọc, xã Yên Thắng (Lục Yên) xây dựng đã hơn 10 năm nay nhưng  không thể làm đúng chức năng cung cấp nước sinh hoạt, bởi các hạng mục từ bể lắng, đường ống dẫn nước đã xuống cấp chỉ sau vài tháng đi vào hoạt động.

Khởi công và đưa vào sử dụng năm 2000, công suất thiết kế là 73 m3 nước/ngày đêm; công trình này có nhiệm vụ cung cấp nước sạch sinh hoạt cho khoảng 500 nhân khẩu ở các thôn Nà Khao, Làng Thọc, Đồng Cáy xã Yên Thắng. Đã có nhiều nguyên nhân được xác định dẫn đến hư hỏng, song nguyên nhân cơ bản là việc quản lý, khai thác công trình thiếu nhất quán, để người dân tự ý nắn dòng nước đầu nguồn dẫn đưa vào ruộng.

Cũng không nằm ngoại lệ, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở thôn Làng Mác, xã Vĩnh Lạc được xây dựng từ năm 2005, và chỉ sau 2 tháng đưa vào sử dụng, từng hạng mục của công trình đã thay nhau hỏng. Ban đầu là bể chứa bị đất đá bồi lấp, thậm chí đến giờ khó có thể tìm được dấu tích của một công trình, rồi đến đường ống cấp nước tới các hộ dân cũng bị những người vô ý thức chặt đứt.

Theo nhiều người dân nơi đây cho biết, từ khi công trình đưa vào sử dụng, chưa thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm quản lý, sửa chữa. Khi công trình đã hỏng, xã mới giao thiết bị lọc cho gia đình ông Bí thư chi bộ thôn trông coi. Khi được hỏi về lý do xuống cấp của công trình, ông Trương Văn Sương, Bí thư chi bộ thôn Làng Mác, cho biết: “Công tác bảo quản không được chu đáo nên một số bà con không lấy được nước đã tự ý chặt ống, phá hỏng”.

Trái ngược với 2 trong số rất nhiều công trình nước sạch của huyện Lục Yên khai thác không hiệu quả; ở thôn 19 xã Minh Xuân, có một công trình nước sạch mang tên Co Chanh, đã hơn 4 năm nay đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ cho 200 hộ dân ở 3 thôn: 17, 19 và 21 của xã Minh Xuân, nhưng chưa khi nào bị dân phàn nàn. Đây có lẽ là công trình duy nhất ở Lục Yên mà ngay sau khi vận hành, chính quyền xã đã chọn giải pháp giao cho một DN tư nhân quản lý, vì vậy việc khai thác, vận hành đã đạt hiệu quả như mong muốn.  

Người dân thôn 19 xã Minh Xuân chưa bao giờ bị thiếu nước sạch

Ông Hoàng Cao Khoải,  tổ quản lý công trình Co Chanh, chia sẻ về cách thức quản lý công trình như sau: “Sau khi được giao công trình, 4 thành viên chúng tôi chia nhau quản lý, cộng với việc tuyên truyền tốt nên ý thức của bà con rất cao, do đó luôn đảm bảo nước cho người dân sử dụng”.

Quản lý còn yếu

20 năm trở lại đây, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Lục Yên được đầu tư xây dựng 38 công trình nước sạch. Và mỗi lần khánh thành đưa vào sử dụng, người dân được hưởng lợi ai nấy đều vui, thế nhưng niềm vui “ngắn chẳng tày gang”, chỉ sau một thời gian ngắn hầu như công trình nào cũng có chung số phận là chết yểu. Không khó để nhận ra nguyên nhân của thực trạng trên, song vấn đề đáng quan tâm nhất là đó cơ chế quản lý và khai thác công trình nước sạch này chỉ mang tính hình thức theo kiểu “cha chung không ai khóc”.

Trong đó có sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức của các ngành chức năng, chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến ý thức của một số bộ phận người dân, mặc dù tiền nước sạch đã thu rất thấp, trung bình khoảng 800đ/m3, nhưng nhiều hộ vẫn chây ì, cố tình không nộp, chưa kể một số đối tượng thiếu ý thức cố tình phá hỏng, chặt đường ống dẫn nước.

Ông Hoàng Ngọc Cừ - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lạc thẳng thắn thừa nhận: “Về cách quản lý cũng có những hạn chế nhất định dẫn đến việc cung cấp nước sinh hoạt cho bà con đạt hiệu quả thấp”. Cùng với quan điểm trên, về phía cơ quan quản lý nước sạch của huyện, ông Lê Đình Tiến - Trạm trưởng Trạm quản lý thủy nông và nước sạch Lục Yên, nói: “Nguyên nhân xuống cấp của các công trình nước sạch là do cách quản lý của địa phương yếu kém, các cấp chính quyền cũng chưa thực sự vào cuộc".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.