| Hotline: 0983.970.780

Cây 'rồng đỏ' ở vùng rốn phèn Tam Nông

Thứ Sáu 19/11/2021 , 17:02 (GMT+7)

Từ mấy năm nay, cây thanh long ruột đỏ đã bén rễ vùng đất lúa nhiễm phèn ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp, giúp nhiều hộ dân khá giả.

Là 1 trong số 3 xã của huyện Tam Nông được chọn làm điểm xây dựng NTM, chính quyền xã Phú Đức xác định thu nhập là 1 trong những tiêu chí khó. Bởi phần lớn đất sản xuất ở đây nhiễm phèn, lúa là cây chủ lực nhưng năng suất không cao, 1 năm thường chỉ trồng 2 vụ. Vì thế, từ mấy năm trước, chính quyền huyện, xã đã lập kế hoạch, tập trung nguồn lực để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Riêng tại xã Phú Đức, những khu vực đất đồi, gò, thường xuyên bị phá hoại bởi chuột bọ, côn trùng gây hại cây lúa, được chuyển sang trồng các loại cây ăn trái như mít, xoài, cam, dừa. Còn những ruộng lúa thấp, được nhiều hộ chuyển sang trồng cây "rồng đỏ" (thanh long ruột đỏ).

Kết quả, sau vài năm chuyển đổi cây trồng, xã Phú Đức đã đạt tiêu chí thu nhập, đạt chuẩn xã NTM theo bộ tiêu chí của huyện. Đặc biệt, nhiều hộ sau khi chuyển đổi đất lúa sang trồng cây khác, đã có thu nhập cao gấp 6-7 lần trồng lúa. Từ chỗ chỉ đủ ăn, nay bắt đầu có dư.

Với 7 công đất lúa nhiễm phèn, mỗi năm làm 2 vụ, tổng thu nhập chừng 30 triệu, năm 2018, sau khi chuyển hết sang trồng thanh long, ông Lê Thanh Phương, ở ấp K8, xã Phú Đức, huyện Tam Nông, đã có tổng thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm. “Đất này nhiễm phèn nặng lắm, hồi xưa trồng lúa lúc được lúc không. Nhiều khi nước đỏ như pha màu, lúa chết hoặc năng suất thấp lắm. 1 công được chừng 3 tạ thóc thôi. Sau khi chyển sang trồng thanh long thì thu nhập khá hơn nhiều”, ông Phương nói.

Sau khi chuyển gần 7 công lúa sang trồng thanh long ruột đỏ, ông Phương thu nhập gấp 7-8 lần lúa. Có vụ ông 'trúng' đậm, thu khoảng 150 triệu đồng (đã trừ chi phí) chỉ sau 1 vụ thanh long hơn 2 tháng. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Sau khi chuyển gần 7 công lúa sang trồng thanh long ruột đỏ, ông Phương thu nhập gấp 7-8 lần lúa. Có vụ ông "trúng" đậm, thu khoảng 150 triệu đồng (đã trừ chi phí) chỉ sau 1 vụ thanh long hơn 2 tháng. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ông Phương cho biết, chuyển qua thanh long thì tốt hơn lúa chắc rồi. Nhưng nhiều hay ít còn phụ thuộc nhiều thứ, ví dụ đầu tư, kỹ thuật chăm sóc, giá thị trường. “Cũng có khi hên xui nữa. Như có vụ mấy vườn khác bị thất, tôi lại trúng, vậy là nguồn cung ít, thanh long có giá cao. Cũng có vụ tôi xông đèn, hơn 6 công thu hoạch tới 9 tấn, bán được 200 triệu, trừ chi phí chừng 50 triệu thôi. Đó là vụ tôi thắng lớn nhất kể từ khi bắt đầu trồng thanh long.

Người ta trồng thanh long mỗi năm thu tới 6 vụ, tôi chỉ làm 4 hoặc 5 vụ thôi. Với hơn 6 công thanh long này, bình quân mỗi vụ tôi thu từ 4-5 tấn trái, với giá tuỳ thời điểm, có thể được từ 25-40 ngàn đồng/kg, tính ra mỗi vụ cũng thu khoảng 70 triệu đồng. Trừ chi phí khoảng 40%. Như vậy mỗi năm cũng kiếm được khoảng trên dưới 200 triệu đồng. trong khi trồng lúa, hên thì được 3 chục triệu. Như vậy trồng thanh long thu nhập cap hơn lúa khoảng 7-8 lần”, ông Phương nói.

Theo ông Phương, chăm sóc thanh long cực hơn lúa. Mỗi tuần phải dọn, cắt nhánh 1 lần, không mấy nhánh phát triển, nặng là gãy trụ. “Vào mùa mưa nếu không dọn thì cây dễ bệnh. Ở đây phải múc mương, chấp nhận mất đất, chứ nếu tiếc, trồng trên đất phẳng là thua. Mà mình múc mương thì cũng thả các loại cá tạp như lươn, trạch, cá rô, chép xuống, cũng tăng thêm chút thu nhập chứ không phải mất trắng. Năm ngoái tôi vét mấy mương này, cũng được hơn 5 chục ký cá các loại. Tôi đang tính vét mương sâu xuống, làm sạch, thả thêm cá tra, cá vồ đém”, ông Phương nói.

Mấy năm gần đây, việc chuyển đổi cơ câu cây trồng, vật nuôi diễn ra mạnh ở huyện Tam Nông, giúp tình hình kinh tế khởi sắc bền vững. Nhiều loại trái cây có giá trị cao như sầu riêng, thanh long ruột đỏ đã giúp không ít hộ dân trở nên khá giả. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Mấy năm gần đây, việc chuyển đổi cơ câu cây trồng, vật nuôi diễn ra mạnh ở huyện Tam Nông, giúp tình hình kinh tế khởi sắc bền vững. Nhiều loại trái cây có giá trị cao như sầu riêng, thanh long ruột đỏ đã giúp không ít hộ dân trở nên khá giả. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Đức cho biết, xã nằm trên trục tỉnh lộ ĐT843, phần lớn đất nông nghiệp thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim. Phần lớn đất canh tác đều nhiễm phèn, canh tác lúa hiệu quả không cao. Sau khi tỉnh, huyện có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã cũng xác định đây là mục tiêu quan trọng để giúp người dân nâng cao thu nhập bền vững, đáp ứng mục tiêu xây dựng NTM.

Sau đó, huyện chủ động mời các nhà khoa học ở Đại học Cần Thơ sang nghiên cứu và tư vấn loại cây trồng phù hợp ở vùng đất này để địa phương tiến hành chuyển đổi. Sau nhiều lần lấy mẫu đất, nước, mít, xoài, thanh long ruột đỏ là những loại cây được các nhà khoa học gợi ý cho việc chuyển đổi. Đến nay, sau mấy năm chuyển đổi cả cây trổng lẫn vật nuôi, rất nhiều mô hình chuyển đôi thành công, nhiều hộ dân thoát nghèo, khá hoặc giàu lên. Trong đó có nhiều hộ trồng thanh long VietGAP cũng rất thành công.

Song song với việc nhờ nhà khoa học tư vấn cây trồng chuyển đổi cũng như kỹ thuật canh tác, địa phương cũng tiến hành tìm đối tác tiêu thụ cho sản phẩm. Hiện tại, đã có mấy doanh nghiệp thu mua thanh long ở Long An, Vĩnh Long hợp tác tiêu thụ thanh long cho các hộ ở địa phương, nên đầu ra sản phẩm tạm ổn.

Theo ông Dũng, vấn đề quan trọng khi xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp mới hiện nay là ngoài việc chọn mô hình nào cho phù hợp với đặc thù thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương, thì vấn đề tiêu thụ cũng quan trọng không kém. Thậm chí, phải tìm hiểu thị trường trước, sau đó tiến hành tổ chức sản xuất.

“Sau mấy năm trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ, thấy nó phù hợp với vùng đất này. Cây thanh long cho thấy hiệu quả cao gấp gần chục lần so với trồng lúa. Nên vừa rồi UBND huyện Tam Nông đã có kế hoạch triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ lên khoảng 100ha ở địa phận xã Phú Đức”, ông Dũng nói.

"Hiện tại, xã đã có nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả cao, thu nhập gấp nhiều lần lúa. Trong đó, trồng cây ngắn ngày có bắp sinh khối, đậu nành, rau, củ kiệu…còn cây lâu năm có xoài Đài Loan, mít Thái, quýt Lai Vung, dừa... Song song đó, chúng tôi chú trọng việc sản xuất sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng những buổi tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ. Khi có vùng nguyên liệu đủ lớn, sản phẩm chất lượng thì địa phương sẽ hỗ trợ nông dân việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu", ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Đức. 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm