| Hotline: 0983.970.780

CEO Nguyễn Phương Hằng không livestream tối thử bảy vì nguyên nhân gì?

Thứ Bảy 29/05/2021 , 21:03 (GMT+7)

CEO Nguyễn Phương Hằng đã không livestream tối thứ bảy 29/5 như thông lệ, có phải do e ngại văn bản chấn chỉnh mà Bộ Thông tin Truyền thông vừa ban hành?

CEO Nguyễn Phương Hằng có buổi livestream tối 24/5 thu hút nửa triệu lượt theo dõi.

CEO Nguyễn Phương Hằng có buổi livestream tối 24/5 thu hút nửa triệu lượt theo dõi.

CEO Nguyễn Phương Hằng nổi tiếng đùng đoàng trên mạng xã hội thời gian gần đây, vì những livestream (phát trực tiếp) trên kênh cá nhân vào tối thứ ba và tối thứ bảy hàng tuần. Dù lượng người phản đối cũng đông đảo nhưng lượng người ủng hộ, nhưng CEO Nguyễn Phương Hằng đã thành công khi thu hút được đám đông hiếu kỳ.

Đỉnh điểm công phá mạng xã hội của CEO Nguyễn Phương Hằng chính là buổi livestream vào tối thử ba 25/5 với sự theo dõi của gần nửa triệu người. Sự “ăn khách” bất ngờ của CEO Nguyễn Phương Hằng đã khiến các diễn đàn tranh luận sôi nổi, thậm chí không ít chuyên gia truyền thông cũng dành thời gian để phân tích về “hiện tượng” này.

CEO Nguyễn Phương Hằng không phải nhân vật show biz. CEO Nguyễn Phương Hằng được quan tâm với tư cách là vợ của đại gia Huỳnh Uy Dũng nức danh Bình Dương. Hiện tại, CEO Nguyễn Phương Hằng 50 tuổi, đang đảm nhận vị trí Tổng giám đốc Khu du lịch Đại Nam, phụ tá cho chồng mình.

Ban đầu, CEO Nguyễn Phương Hằng livestream để tố cáo sự bịm bợp của "thần y" Võ Hoàng Yên, sau dđó chuyển sang đề cập nhiều tên tuổi trong giới giải trí như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành, Hồng Vân, Vy Oanh, Trịnh Kim Chi... Mỗi buổi livestream kéo dài 3 tiếng đồng hồ, CEO Nguyễn Phương Hằng đã độc thoại bằng phong cách riêng, với giọng điệu vừa hoạt ngôn vừa suồng sã.

Thế nhưng, tối thứ bảy 29/5 thì CEO Nguyễn Phương Hằng đã không có buổi livestream như thường lệ. Lý do gì? Có phải CEO Nguyễn Phương Hằng e ngại văn bản chấn chỉnh vừa được Bộ Thông tin Truyền thông ban hành ngày 28/5 không?

Văn bản 1800 về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội, do Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông - Hoàng Vĩnh Bảo ký, gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho rằng thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng một số người lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như phát trực tuyến (livestream), chia sẻ hình ảnh, video clip, trao đổi theo nhóm (group chat)... để đăng tải nội dung vi phạm pháp luật. Trong đó chủ yếu là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Văn bản ngày 28/5 của Bộ Thông tin Truyền thông.

Văn bản ngày 28/5 của Bộ Thông tin Truyền thông.

Bộ Thông tin và truyền thông đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở thông tin và truyền thông, công an tỉnh, thành phố tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội; chủ động xử lý nghiêm người vi phạm trên địa bàn. Đối với những trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của người vi phạm, đề nghị phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp.

Các địa chỉ vi phạm được Bộ Thông tin Truyền thông dẫn chứng, bao gồm Hoàng Anh - Timmy tại TPHCM, Hưng Blog và Hưng Troll tại Bắc Giang, Thơ Nguyễn tại Bình Dương … Hoàn toàn không nhắc đến CEO Nguyễn Phương Hằng.

Vậy thì CEO Nguyễn Phương Hằng ngừng livestream tối thử bảy 29/5 như một cách phòng cháy hơn chữa cháy chăng? CEO Nguyễn Phương Hằng thổ lộ: “Buổi livestream ngừng lại, vì tôi bị bệnh hai hôm nay. Khi nào khỏi bệnh, tôi sẽ thông báo để trực tuyến cùng quý vị. Tôi biết quý vị rất mong chờ gặp tôi, tôi biết quý vị rất yêu mến tôi, nhưng tôi xin lỗi quý vị, vì tôi không khỏe. Tôi hứa sẽ trở lại vào tuần sau”.

Xem thêm
Đàn ông toan tính không thể có hạnh phúc hôn nhân

Đàn ông toan tính chạy theo nhan sắc và tiền bạc, thì dù có khéo léo đến mấy cũng lộ ra khuôn mặt bội bạc và khó giữ mái ấm đích thực.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?