| Hotline: 0983.970.780

Chăm 'làm vườn'

Thứ Tư 19/08/2015 , 09:03 (GMT+7)

Nhà ông Phốt và nhà bà Mận là hàng xóm láng giềng. Nói như Nguyễn Bính là “cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn”. 

Đúng là cách nhau một cái hàng rào tre. Trên hàng rào, mồng tơi chả ai trồng, cứ bò kín mít. Thậm chí lá xanh rờn, cũng chả ai hái. Cái hàng rào ấy, không phải chia sân, chia bờ tường, mà đơn giản chỉ là để làm ranh giới của hai mảnh vườn. Bên bà Mận trồng rau muống, rau đay, bắc giàn mướp. Còn bên ông Phốt, bà Ngọt trồng chanh, trồng na và trồng…cỏ.

Nói tóm lại là ngoài mấy búi chanh, vài cây na, còn lại hầu như bỏ hoang. Cũng dễ hiểu thôi, vì vườn ông Phốt bà Ngọt xa nơi tưới, trong khi bà Mận đào ngay một cái giếng cạnh vườn. Nước lúc nào cũng đầy ăm ắp, vừa dùng để ăn uống, tưới cây, vừa là nguồn nước cho cái nhà tắm được xây ngay cạnh bờ giếng.

Vào thời bao cấp, đất đai chả có giá trị gì. Hai cái vườn của hai gia đình liền kề nhau, mà chẳng có ranh giới, dù chỉ là một hàng rào phên nứa. Người ta cũng chẳng thiết trồng rau, củ, vì đất vườn cằn cỗi, không đủ tiền đầu tư, không có phân bón. Rau trồng còi cọc. Khoai lang cũng chỉ để rau cho lợn ăn, không ra được củ. Thậm chí sắn là giống chịu hạn, chịu đất cằn, mà mỗi lần thu hoạch, củ bằng chuôi dao, bút chì. Bởi vậy, mấy chục năm cả hai gia đình bỏ hoang đất vườn. Di tích còn lại, chỉ là mấy cây chanh, cây na, cây nhãn còi cọc.

Tưởng sang đến thời mở cửa, khi mà ở các vùng nông thôn khác, tấc đất hóa tấc vàng, thì ở vùng quê trung du này, tấc đất vẫn chỉ là tấc đất mà thôi. Có chăng hai gia đình cũng ý thức hơn (có lẽ là để phòng xa khi đất sốt giá) họ bắt đầu gọi nhau ra để đóng cọc căng dây, chia cái ranh giới giữa hai mảnh vườn. Rồi cái hàng rào tre, cũng sơ sài thôi, được dựng lên. Lần đầu tiên, hai gia đình hàng xóm láng giềng có một ranh giới tạm thời.

Câu chuyện mà tôi sắp kể ra đây, không liên quan gì đến cái hàng rào ranh giới, mà trớ trêu thay, lại bắt đầu từ cái nhà tắm mới dựng lên bên bờ giếng…

Số là bà Mận có hai người con. Cậu con trai cả đi làm ăn xa. Ở nhà với hai ông bà, chỉ có cô Lài, con gái út. Cô Lài vừa học xong trung học phổ thông, cũng tấp tểnh đi thi đại học, nhưng chẳng trúng trường nào. Bà Mận bèn tính chuyện cho cô con gái đi làm công nhân. Khu công nghiệp gần nhà, chuyên sản xuất hàng may xuất khẩu. Vậy là cô con gái bà Mận có được một suất…

Công việc ra sao, lương khá hay kém, cũng chưa kể ở câu chuyện này. Chỉ biết cô Lài theo làm hai ca mỗi tuần. Nghĩa là ngoài bữa ăn ở nhà máy, cô Lài lại về nhà sinh hoạt. Có lẽ đi làm, cái không khí công sở nó khác với cái không khí ở trường học. Bởi thế, cô Lài bỗng khởi sắc hẳn lên. Thậm chí trông phổng phao xinh đẹp hơn cái lúc còn đeo cặp đến trường.

Bây giờ xin tạm không nói chuyện cô Lài và gia đình bà Mận vội. Nay xin nói về những sự kiện mới nhất trong gia đình Ngọt – Phốt. Số là bà Ngọt có một cái quán tạp hóa bán ngay tại nhà. Tuy chả phải mặt phố mặt làng gì, nhưng thôi thì ở nông thôn, người ta cứ theo thói quen tìm đến.

Cũng có lý do của nó. Hàng mà không nghiêm, không chuẩn, thì mang giả lại tức thì. Đã vậy, có lúc nhỡ nhàng nó cũng dễ dàng hơn mấy cái quán ngoài chợ, cứ gọi là “tiền trao cháo múc”. Tuy làng nhàng, nhưng thượng vàng hạ cám, cái gì cũng có. Bởi thế cái hàng tạp hóa của bà Ngọt, của đáng tội, cũng kiếm được kha khá.

Mấy năm vừa rồi, do dân làng ăn nên làm ra, ngoài phố huyện mấy tay nhà giàu mới nổi, thi thoảng cũng về tìm đất ở làng, xây cất. Giàu thì xây nhà vườn, kiếm chỗ gặp nhau cuối tuần. Khá thì xây nhà cấp bốn, cho công nhân thuê trọ. Cũng từ ngày có khu công nghiệp mở, công nhân cần thuê nhà nhiều, nên làm vài căn nhà sập sệ, cho thuê cũng kiếm được kha khá. Trong bối cảnh đó, ông Phốt vốn là thợ xây, có công ăn việc làm đều đều. Thậm chí có lúc còn không làm hết việc.

Nhưng như các cụ nói, người khôn thì của khó. Công việc cứ ít dần. Sang đến năm nay, từ đầu năm đến giờ, ông Phốt toàn “ngồi chơi xơi nước”. Chi tiêu trước đây rủng rỉnh do mỗi tháng, ông chồng quẳng cho bà vợ cục tiền, thì nay lại phải ngửa tay xin tiền vợ. Trước tình cảnh đó, bà Ngọt mới gợi ý cho ông Phốt khai thác tiềm năng cái vườn sau nhà.

Ơ hay! Thêm mấy gốc chanh, mèng ra mỗi ngày cũng thu được vài ký, bà cứ bày ngay ở nhà, cũng kiếm ra tiền. Lại còn đất trống, trồng cái loại rau muống, rau đay, mướp, su hào, rau ngót…Mùa nào thức ấy, vừa có rau ăn, đỡ tiền đi chợ, lại an toàn vì toàn rau sạch. Thật nhất cử lưỡng tiện…

Mới đầu ông Phốt chối đây đẩy. Ai chứ sức dài vai rộng, lại đi trồng rau? Không ngờ chỉ vài ngày sau, ông Phốt bỗng đổi ý. Đến nỗi bà Ngọt phải ngạc nhiên, không hiểu sao bỗng dưng ông chồng lại mẫn cán với công việc rau dưa đến thế? Mọi ngày thì la cà, nhậu nhẹt. Nay bỗng dưng lúi húi ngoài vườn từ sáng tới chiều.

Cái gì thái quá, đều không ổn. Việc ông Phốt chăm chỉ làm vườn, khiến bà Ngọt sinh nghi. Một lần bà lẳng lặng ra xem ông Phốt làm vườn. Ôi! Cha mẹ ơi! Chẳng nghe thấy cuốc cuốc tưới tưới, chỉ thấy ông Phốt nấp ở chỗ hàng rào, rướn người…nhòm sang cái vườn nhà bà Mận. Ở nơi đó, có cái nhà tắm che chắn rất sơ sài. Và trong nhà tắm, cô con gái bà Mận, đang phô diễn tấm thân trắng nõn, mà lại chẳng có miếng vải che nào…

Chuyện gì xảy ra, ắt sẽ xảy ra. Bà Ngọt bèn nổi cơn tam bành, bẻ ngoéo cái cành tre, nhằm chỗ ông chồng mà xốc tới…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm