| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi VietGAHP Hà Nội đã lan tỏa ra 4 vùng, với 70 nhóm liên kết

Thứ Tư 06/12/2017 , 10:25 (GMT+7)

Mới đây, tại Hà Nội, Ban Quản lý dự án Lifsap TP. Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Giải pháp kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn trên địa bàn TP.Hà Nội”.

Hội thảo có sự tham gia của bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, đại diện các sở, ngành thành phố; đại diện lãnh đạo ban quản lý dự án Lifsap các tỉnh: Hải Phòng, Cao Bằng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm (Công ty Cổ Phần Giống Gia Súc Hà Nội, Công ty Thực Phẩm Sạch Nam Hà Nội, Siêu thị Metro…”.

Diễn giả trình bày kết quả sau 6 năm thực hiện dự án Lifsap trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo, Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố có ngành chăn nuôi phát triển, tỷ trọng chăn nuôi luôn chiếm trên 50% giá trị GDP trong sản xuất nông nghiệp của thành phố; bên cạnh đó, Hà Nội cũng là trung tâm tiêu thụ thực phẩm của vùng Đồng Bằng Sông Hồng và các tỉnh miền phía Bắc.

Hiện tại, tổng đàn lợn của thành phố Hà Nội có khoảng 1,8 triệu con, đàn gà hơn 18 triệu con, đàn trâu bò hơn 162 ngàn con, tổng sản lượng thịt các loại cung cấp khoảng 550 tấn/ ngày đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của thành phố, số còn lại được cung cấp từ các tỉnh lân cận.  

Những năm qua, ngành chăn nuôi Hà Nội luôn phát triển ổn định, Hà Nội trở thành địa phương chủ yếu cung cấp con giống cho các tỉnh trong vùng, tình hình dịch bệnh, an toàn thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ, trên địa bàn thành phố không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn nào sảy ra, số lượng các điểm giết mổ nhỏ giảm đáng kể, quy hoạch giết mổ của thành phố đã được bổ sung hoàn thiện cho phù hợp, công tác kiểm dịch tại các cơ sở giết mổ, các chợ thực phẩm, siêu thị, cửa hàng có bán thực phẩm đã được tăng cường.

Bên cạnh đó, cũng như thực trạng chung trong cả nước, chăn nuôi và giết mổ nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn, mang tính tự phát, chưa có quy hoạch đồng bộ nên các khâu từ sản xuất, giết mổ đến tiêu thụ còn rời rạc, đôi khi cung vượt quá cầu,  giá cả các sản phẩm chăn nuôi vẫn còn chịu nặng tính rủi ro, thua lỗ theo quy luật của thị trường, tình trạng được mùa thì rớt giá vẫn còn là phổ biến;

Sau 6 năm thực hiện, dự án LIFSAP Hà Nội đã xây dựng được 4 vùng là 4 huyện thực hiện áp dụng chăn nuôi Viet GAHP gồm: Chương Mỹ, Thanh Oai, Quốc Oai và Thường Tín, hình thành được 70 nhóm liên kết hợp tác sản xuất chăn nuôi (gọi tắt là nhóm GAHP) với gần 1.400 hộ tham gia,

Các hộ tham gia dự án thường xuyên được tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất chăn nuôi Viet GAHP như: chuồng trại, con giống, thức ăn, nước uống thuốc thú y, ghi chép sổ sách, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; được dự án hỗ trợ: thiết bị phòng chống dịch bệnh, dụng cụ chăn nuôi; hỗ trợ kinh phí cải tạo sửa chữa chuồng trại, công trình xử lý chất thải để đáp ứng theo yêu cầu VietGAHP của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Thông qua việc thành các nhóm GAHP, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết được các hộ chăn nuôi cùng chung đầu vào đầu ra. Dự án LIFSAP Hà Nội đã nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi cho các hộ tham gia dự án do giảm được chi phí sản xuất và đã tạo ra một nguồn cung cấp sản phẩm ổn định về số lượng, chủng loại cho thị trường. Tại các vùng GAHP chưa xảy ra bất kỳ đợt dịch nào, mặc dù từ năm 2011 - nay tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm diễn biến rất phức tạp trên cả nước nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng.

Về hoạt động giết mổ: Đến nay, đã hỗ trợ kinh phí nâng cấp 10 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, Trong đó có 7 cơ sở giết mổ lợn với công suất giết mổ theo thiết kế trên 50 lợn/ngày và 03 cơ sở giết mổ gia cầm với công suất thiết kế là 1000con/ngày. Hỗ trợ hạ tầng cải thiện điều kiện vệ sinh thú y để tăng cường công tác quản lý được 20 cơ sở giết mổ nhỏ.

Các cơ sở giết mổ sau khi được dự án LIFSAP hỗ trợ đều vận hành tốt, đáp ứng các quy định về điều kiện vệ sinh thú y, được cơ quan Thú y quản lý và thực hiện kiểm soát giết mổ tại cơ sở.

 

Xem thêm
Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Trường Sơn Bio tái tạo nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

ĐBSCL Mục tiêu của TSBIO giúp tái sinh nền đất, cải tạo môi trường nông nghiệp, sản sinh ra các sản phâm nông nghiệp hữu cơ, không còn tồn dư của các loại thuốc BVTV.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất